Mẹ Thủy (Nghĩa Hưng, Nam Định): Thưa bác sỹ, con em hiện nay được 7 tháng tuổi, đã ăn dặm nhưng vẫn chủ yếu bú sữa mẹ. Thời gian gần đây lúc bú, lúc ăn, lúc chơi nhất là khi ngủ bé ra rất nhiều mồ hôi, có khi ướt hết áo. Ra mồ hôi nhiều nên bé hay bị cảm lạnh, do, ngạt mũi. Em rất lo, cũng đã áp dụng một số cách dân gian như ăn cháo trai nhưng chưa thuyên giảm. Mong bác sỹ tư vấn giúp tôi cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh dứt điểm, khoa học và an toàn. Em cảm ơn.
Trả lời,
Mẹ Thủy thân mến,
Ra mồ hôi trộm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Mồ hôi có thể là dấu hiệu trẻ bị nóng, nhưng phần lớn báo hiệu vấn đề sức khỏe. Thông thường, mồ hôi sẽ ra nhiều nhất vào ban đêm nên mới có tên là “mồ hôi trộm”. Vấn đề này gây nên rất nhiều những bất lợi trong sinh hoạt, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ làm mẹ lo lắng.
Tìm hiểu nguyên nhân để có cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh chính xác
Trước tiên, mẹ Thủy cần tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện mồ hôi trộm của trẻ. Trẻ bị thiếu vitamin D thường mắc chứng ra mồ hôi trộm nhất là trong giai đoạn mới sinh. Giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi, nhu cầu vitamin D cao để đáp ứng sự phát triển của hệ xương. Trẻ sinh thiếu tháng, mắc bệnh về rối loạn đường tiêu hóa kéo dài cũng khiến cơ thể thiếu hụt vitamin D.
Buổi tối khi đi ngủ, cha mẹ sợ con lạnh mà quấn quá nhiều chăn, lại xếp gối bên cạnh khiến bé bị nóng, bí bách. Vì thế cơ thể tiết ra mồ hôi để điều chỉnh thân nhiệt.
Cần phân biệt giữa 2 loại: mồ hôi trộm bệnh lý và sinh lý để có cách điều trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh phù hợp
- Mồ hôi trộm sinh lý: cơ thể tiết mồ hôi để tự điều chỉnh thân nhiệt. Vì trẻ nhỏ có sự trao đổi chất mạnh mẽ hơn so với người lớn, nên chỉ cần một chút kích thích trẻ sẽ đổ mồ hôi để cơ thể luôn “hằng nhiệt”. Đổ mồ hôi ở đầu, cổ phát sinh trước lúc ngủ 30 – 60 phút thì hết chính là biểu hiện của mồ hôi sinh lý.
- Mồ hôi bệnh lý: phổ biến ở trẻ còi xương do thiếu vitamin D, các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp. Ngoài ra mồ hôi bệnh lý còn do trẻ sinh non, thiếu cân, đang trong thời kỳ điều trị bệnh lý. Đổ mồ hôi đi kèm với dấu hiệu của bệnh. Đơn cử như trẻ bị còi xương sẽ đi cùng với dấu hiệu quấy khóc, hay cáu kỉnh, lười bú biếng ăn, nhỏ hơn so với người khác.
Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh dứt điểm ngay tại nhà
Cho trẻ tắm nắng thường xuyên, tăng cường vitamin D cho trẻ
- Bổ sung vitamin D: thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân chính gây đổ mồ hôi trộm của trẻ. Vitamin D hơi đặc biệt, do dễ dàng hấp thụ qua thức ăn, việc cho trẻ tắm ánh nắng tự nhiên là phương pháp “tiết tiệm và đơn giản nhất” để hấp thụ vitamin D. Mẹ Thủy có thể cho bé tắm nắng hàng ngày từ 8 giờ – 9 giờ sáng, mỗi ngày 15 – 20 phút. Mẹ lưu ý không tự cho bé uống bổ sung vitamin D theo cảm nhận hay kinh nghiệm từ người khác. Cần thuân theo chỉ dẫn và liều lượng nếu bác sỹ cho phép.
- Giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ: các mẹ cần bỏ thói quen ủ ấm quá mức cho bé; luôn giữ phòng rộng rãi thoáng mát. Cho trẻ chơi chỗ sạch sẽ, không nóng bức, tắm rửa và bổ sung nước hàng hàng cho bé.
- Tạo cho bé chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các loại rau và hoa quả. Tránh để bé ăn các đồ có nóng như dầu mỡ, chiên rán, tôm, cua,…hay các loại quả nóng.
- Lựa chọn trang phục phù hợp cho trẻ: quần áo sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát; lựa chọn các vải thấm hút mồ hôi
Nếu trẻ đổ mồ hôi trộm cùng với các biểu hiện bệnh lý khác, cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh như trên là chưa đủ. Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để nhận được tư vấn của bác sỹ.
Với những chia sẻ ở trên về cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh, hi vọng mẹ Thủy đã có cách làm phù hợp nhất với điều kiện và thể chất của bé. Chúc bé nhà bạn hay ăn, chóng lớn và khỏe mạnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mẹ nhé.