Giấc ngủ của trẻ luôn là vấn đề mà mọi cha mẹ quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự tăng trưởng của con trong tương lại. Vậy trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc khi nào thì đáng lo ngại? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho mẹ hiểu hơn về giấc ngủ của con!
Trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc không những gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, mà còn khiến sức khỏe của mẹ bị giảm sút và ảnh hưởng đến công việc vào ngày hôm sau vì mẹ phải thức đêm trông con. Vậy nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên trằn trọc, thức đêm là gì?
Lý do khiến trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc
Các nhà khoa học khẳng định, giấc ngủ của trẻ sơ sinh phức tạp hơn người lớn. Giấc ngủ của trẻ thường ngắn và chia làm nhiều lần trong ngày, do đó thường không sâu giấc. Đặc biệt là trẻ bú mẹ thường có giấc ngủ ngắn hơn trẻ bú bình vì các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn và trẻ tiêu hóa nhanh hơn.
Trong 3 tháng đầu sau sinh, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là từ 16 đến 19 tiếng mỗi ngày, nhưng số lần trẻ thức dậy cũng nhiều. Việc trẻ bất chợt thức dậy đòi ti hay quấy khóc khiến mẹ không khỏi mệt mỏi. Theo thống kê, có tới 50% trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc vào ban đêm và điều này là rất bình thường, không phải là điều đáng lo trong giai đoạn phát triển của trẻ.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường ngắn và chia làm nhiều lần trong ngày, do đó thường không sâu giấc
Thường thì trẻ sẽ quấy khóc khi ngủ dậy là do trẻ đói hoặc cần sự vỗ về, bảo bọc từ mẹ nên mẹ chỉ cần cho bé bú hoặc ru bé ngủ ngủ trở lại là được.
Trường hợp trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc là đáng lo ngại
Dù hiện tượng trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc không có gì đáng lo ngại nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu trẻ chằn chọc đi kèm với các dấu hiệu bất thường như lười bú, chậm tăng cân, đổ mồ hôi trộn, thường xuyên giật mình, rụng tóc vành khăn thì rất có thể bé đang bị thiếu vitamin D hoặc canxi. Đây là tiền đề cho bệnh còi xương suy dinh dưỡng của trẻ sau này.
Khi này mẹ hãy cho bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Vì nếu phát hiện sớm thì mẹ chỉ cần cho trẻ bổ sung vitamin D hoặc canxi là được.
Nếu trẻ chằn chọc đi kèm với các dấu hiệu bất thường thì có thể là trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đó
Mẹ phải làm gì khi trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc?
Dù trẻ ngủ chập chờn là nguyên nhân sinh lý hay nguyên nhân bệnh lý thì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mẹ. Vì vậy mẹ nên cải thiện giấc ngủ của con bằng cách:
- Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát. Mẹ có thể để trẻ thoải mái chơi đồ chơi (chỉ cần không vận động quá nhiều) rồi trẻ sẽ tự chìm vào giấc ngủ mà không phải mất công dỗ dành.
- Để nhiệt độ phòng từ 27 đến 30 độ C là mức nhiệt an toàn và hợp lý nhất đối với trẻ sơ sinh.
- Để trẻ đi ngủ với chiếc dạ dày đã được bú đủ sữa, nhưng cũng không nên để trẻ bú quá no sẽ gây khó ngủ.
- Để trẻ mặc đồ ngủ thoáng mát, chất liệu mềm mại, không gây kích ứng da sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Có nhiều cách để cải thiện giấc ngủ của trẻ
- Nếu trẻ thức giấc giữa đêm, hãy nhẹ nhàng vỗ về và hát ru để bé cảm nhận được sự an toàn khi có mẹ ở bên và tự ngủ trở lại.
- Muốn trẻ có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm, mẹ có thể lấy nước ấm và lau người cho bé, sau đó massage toàn thân để bé cảm thấy sảng khoái và thư giãn. Từ đó bé sẽ chìm vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
Với những trẻ 3 tháng tuổi trở xuống, việc ngủ một giấc xuyên đêm là rất khó khăn vì con còn chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Tuy nhiên sang tháng thứ 4 trở đi giấc ngủ của trẻ se dần đi vào ổn định, nhất là sang tháng thứ 6 bé có thể ngủ một giấc xuyên đêm mà không quấy khóc gì.
Trên đây là những thông tin mẹ cần nắm rõ về vấn đề mẹ cần làm gì khi trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc. Hiểu về giấc ngủ của con chính là cách để mẹ đảm bảo cho con có một sự phát triển an toàn và khỏe mạnh trong tương lai. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh!