Bé quấy khóc dai dẳng, bé ngủ không ngon giấc hay giật mình là nỗi kinh hoàng của rất nhiều phụ huynh. Làm thế nào để giúp con vượt qua những khó khăn đó và có giấc ngủ ngon, chất lượng.
Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình có sao không?
Giật mình khi ngủ là một phản xạ sinh lý tự nhiên (hay còn gọi là phản xạ Moro) xuất hiện ở hầu hết các trẻ sơ sinh. Thường đến tháng thứ 4,5 tình trạng này sẽ biến mất hoàn toàn. Nếu bé giật mình khi ngủ không đi kèm với các triệu chứng bệnh lý, bé dễ dàng ngủ lại, tăng cân và phát triển nhận thức bình thường thì không có gì đáng ngại.
Tuy nhiên, một số trẻ giật mình khi ngủ sẽ tỉnh hẳn giấc, quấy khóc, đi kèm với những triệu chứng như ra mồ hôi trộm, tóc rụng vành khăn, ốm sốt, chậm lớn,…thì lại rất đáng lo ngại. Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình lâu ngày, đến tháng thứ 5,6 vẫn chưa hết sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, bé sức khỏe yếu, tăng trưởng kém. Vì thế, trong trường hợp này mẹ nên đưa con đi khám bác sỹ để có những nhận định chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của trẻ.
Tuyệt chiêu giúp dứt điểm tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay giật mình
Mặc dù là tình trạng sinh lý tự nhiên, tuy nhiên cách phản ứng khác nhau với hiện tượng bé hay giật mình lại làm cha mẹ lo lắng, về lâu dài có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Khi bé hay giật mình làm con ngủ không sâu giấc, cha mẹ hãy áp dụng những phương pháp sau để tìm lại giấc ngủ ngon cho trẻ.
1, Tạo môi trường ngủ hoàn hảo nhất cho con yêu
Bé giật mình khi chịu những tác động từ môi trường bên ngoài như tiếng ồn lớn, ánh sáng mạnh, phòng ngủ chật hẹp, bí khí,…Vì thế mẹ hãy chuẩn bị cho bé yêu một căn phòng ngủ hoàn hảo nhất như không có tiếng ồn, có ánh sáng tự nhiên nhưng không quá mạnh hoặc có thể điều chỉnh và thoáng khí. Điều này hạn chế tối đa những tác động bên ngoài làm bé ngủ không ngon giấc hay giật mình.
2, Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Tình trạng bé biếng ăn, ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc có thể là do thiếu canxi máu hoặc bắt nguồn từ tình trạng còi xương suy dinh dưỡng, lười ăn, chậm lớn. Vì thế duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là điều rất quan trọng giúp hạn chế việc giật mình khó ngủ. Các vi chất thiết yếu tác động đến giấc ngủ ngon như canxi, kẽm, vitamin C, B6, sắt, protein,…có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày.
Mẹ ăn uống đầy đủ để chất lượng nguồn sữa tốt nhất cho bé yêu, giúp con ngủ ngon, sâu giấc
Bé dưới 6 tháng tuổi vẫn còn bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, vì thế chất lượng nguồn sữa rất quan trọng, quyết định mức độ dinh dưỡng mà bé nhận được. Mẹ hãy ăn uống bố sung nhiều dinh dưỡng cho chu đáo, không nên kiêng khem khiến con bị thiệt thòi.
3, Cho con tắm nắng thường xuyên
Trẻ 10 ngày đã có thể bắt đầu cho tập tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D. 80% nhu cầu vitamin D của cơ thể được đáp ứng qua việc tắm nắng. Mẹ sợ con bị tổn thương, hay thiếu hiểu biết nên chỉ cho bé trong nhà không cho tắm nắng khiến con thiếu hụt vitamin D, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của trẻ. Vì vậy tập cho bé tắm nắng thường xuyên và theo khoa học để con hết giật mình, ngủ ngon hơn.
4, Tạo cho bé mọi điều kiện tốt nhất trước khi đi ngủ
Cho bé bú no trước khi đi ngủ để con không bị đói mà giật mình tỉnh giấc. Trẻ sơ sinh dạ dày nhỏ, nên trẻ phải bú nhiều lần trong ngày, cứ 3 – 4 giờ con sẽ thức dậy bú một lần.
Không để trẻ quá phấn khích trước khi đi ngủ. Chỉ tâm sự nhẹ nhàng với trẻ, không bắt con phải hoạt động hay để trẻ nô đùa nào. Phản ứng kích thích lưu lại trong não sẽ theo bé ngay cả khi con đã ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng làm bé ngủ không ngon giấc hay giật mình.
Để bé nằm ngủ ở tư thế thoải mái nhất, dễ cử động tay chân nhưng đảm bảo đủ giữ ấm cơ thể. Nếu con đã ngủ và đang nằm ở tư thế không tốt mẹ hãy nhẹ nhàng xoay người con lại, thực hiện điều này một cách từ từ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ nhất cho bé để con thoải mái nhất khi đi ngủ
Bé lúc nào cũng trong trạng thái sạch sẽ, thơm tho khi đi ngủ. Vì thế mẹ hãy vệ sinh, tắm rửa, thay đồ sạch cho con mỗi ngày để loại bỏ những nguy cơ mẩn ngứa, bứt rứt khi con đi ngủ.
Khi mẹ đã thực hiện tốt các biện pháp trên mà tình trạng con hay giật mình, ngủ không ngon giấc vẫn diễn ra thì hãy đưa trẻ đến bác sỹ để được tư vấn và có cách xử lý tốt nhất.
Chăm con khóc đêm hầu như mẹ nào cũng phải trải qua, nhưng cách ứng xử nhanh nhạy, hợp lý thì không phải ai cũng biết. Trên đây là những cách làm giúp giảm thiểu tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay giật mình. Hi vọng mẹ đã có được những kiến thức cần thiết để áp dụng linh hoạt cho bé yêu.