Mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên luôn có những dấu mốc quan trọng đáng nhớ, đánh dấu sự phát triển như biết đi, biết nói, ngày đầu đi học. Mọc những chiếc răng đầu tiên cũng là một trong những trải nghiệm đó. Nhưng đây lại là trải nghiệm không mấy dễ chịu, vì thường đi kèm lại là hiện tượng sốt và khó chịu. Tuy nhiên, trẻ mọc răng chậm mới là vấn đề làm nhiều bậc phụ huynh lo lắng hơn cả. Vì sao trẻ chậm mọc răng? Liệu có phải làm gì đó để can thiệp vào quá trình mọc răng của trẻ hay không?
Như thế nào thì được coi là mọc răng chậm?
Trẻ sinh ra sẽ không có răng trong miệng, tuy nhiên trong quá trình mang thai, sự phát triển của răng đã bắt đầu. Hầu hết các bé từ tháng thứ 6 sẽ có sự xuất hiện của những chiếc răng đầu tiên (thường là 4 răng cửa trên dưới), sau 1 tuổi có khoảng 6 răng. Một hàm răng sữa đầy đủ 20 cái (10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới) sẽ xuất hiện ở giai đoạn 24 tháng.
Với mỗi bé thể chất và cấu trúc hệ răng khác nhau nên nên thời điểm xuất hiện răng cũng không giống nhau ở mọi trẻ. Nhiều bé bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 4, 5, nhưng một số trẻ gần một tuổi mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Vì thế, chỉ cần trẻ bắt đầu mọc răng trong 12 tháng đầu đời thì vẫn phát triển bình thường.
Theo đó, nếu sau 1 tuổi mà bé vẫn chưa có dấu hiệu của việc nhú răng thì có thể cho là chậm và cần được xem xét những yếu tố tác động đến tình trạng này của bé.
Vì sao trẻ chậm mọc răng?
Có nhiều nguyên nhân tác động đến tình trạng mọc răng của bé. Có yếu tố thuộc về tình trạng phát triển thể chất bình thường nhưng cũng có khi lại là nguyên nhân rất bất ngờ và ảnh hưởng xấu đến trẻ. Nắm được bản chất xuất phát của vấn đề giúp mẹ có cái nhìn khách quan hơn và có biện pháp can thiệp đúng đắn, kịp thời.
Do di truyền
Sự tiếp nhận các yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái có thể giải thích cho tình trạng “vì sao trẻ chậm mọc răng”. Em bé sinh ra tiếp nhận các đặc điểm di truyền từ bố mẹ không chỉ ở hình dáng bề ngoài như mắt, mũi, khuôn mặt,…mà còn ở bản chất bên trong, điển hình như thời gian xuất hiện chiếc răng đầu tiên. Nếu một trong bố hoặc mẹ đã từng mọc răng chậm trước đây, thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Bé thừa hưởng điều này từ cha mẹ đấy.
Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé
Nhiều mẹ thắc mắc, bé đầu mọc răng rất sớm, nhưng em bé thứ 2 lại mọc răng chậm. Liệu thế có phải do di truyền hay không? Có thể đấy các mẹ nhé.
Thiếu canxi và vitamin D
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất giải thích cho vấn đề vì sao trẻ chậm mọc răng. Canxi có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo và hình thành hệ răng. Trẻ dưới 1 tuổi, sữa vẫn là thức ăn chính, trong sữa lại có nhiều canxi ở dạng dễ hấp thụ nhất nên thường bé sẽ không bị thiếu canxi trong máu. Tuy nhiên, với nhiều mẹ ăn uống dinh dưỡng kém, khiêng khem nhiều quá khiến chất lượng sữa giảm xuống, thiếu canxi trong máu.
Vitamin D lại rất cần thiết cho sự hấp thụ canxi. Các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, chất béo,…có một lượng lớn vitamin D. Nhưng đến 80% loại vitamin này được hấp thụ qua ánh nắng mặt trời. Ăn uống thiếu chất hoặc không được tắm nắng mặt trời khiến bé bị thiếu vitamin D, là nguyên nhân trẻ mọc răng chậm.
Trẻ sinh non, thiếu tháng
Bé sinh non thiếu tháng là một trong những nguyên nhân trẻ chậm mọc răng
Nguyên nhân này thường được ít bố mẹ biết đến. Vì phôi răng đã bắt đầu phát triển từ khi trẻ còn đang trong bụng mẹ, nên với những bé sinh non thời gian mọc răng thường chậm hơn so với bạn bè. Nếu trẻ sinh sớm 1 tháng, trẻ có thể mọc răng muộn hơn 1 tháng so với mức trung bình. Và trong trường hợp này mẹ đã có thể biết vì sao trẻ chậm mọc răng rồi nhỉ.
Mọc răng chậm có thể là dấu hiệu của bệnh
Tình trạng trẻ mọc răng chậm có thể do tác động của bệnh lý như bệnh Down, hoạt động không bình thường của tuyến yên, những biến chứng ở lớp phôi ngoài,…Để xác định chính xác tình trạng các căn bệnh này bé cần được thăm khám và chuẩn đoán cẩn thận.
Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng
Không cung cấp đầy đủ vitamin D cho nhu cầu của cơ thể khiến bé bị còi xương, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ. Bên cạnh đó, với những bé bị suy dinh dưỡng do chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo, nhu cầu năng lượng hàng ngày không được đáp ứng đủ cũng có thể khiến trẻ chậm mọc răng.
Quan trọng nhất với sự phát triển của bé là yếu tố dinh dưỡng. Theo như các kết quả nghiên cứu khoa học, dinh dưỡng và môi trường quyết định đến 80% trong quá trình phát triển, tăng trưởng của bé. Duy trì một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý là chế khóa cho con hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần. Với việc mọc răng của con cũng như thế. Tuy nhiên, mặc dù ngay cả khi bé chưa có răng, để giúp bé có hàm răng khỏe đẹp sau này, mẹ cũng cần lưu tâm vệ sinh lợi và miệng của bé sạch sẽ. Một môi trường tốt giúp trải nghiệm mọc răng đầu đời của con được dễ chịu hơn.
Vì sao trẻ chậm mọc răng không còn là câu hỏi khó với mẹ. Chăm con là cả quá trình dài, bất kỳ biểu hiện nào của bé cũng có thể làm các mẹ lo lắng. Hi vọng với bài viết trên mẹ đã có thêm những kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc em bé của mình.