Chắc hẳn khi chăm sóc con nhỏ mẹ bỉm sữa nào cũng từng gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm, tình trạng này không chỉ khiến con bị ảnh hưởng sức khỏe mà còn khiến nhiều mẹ mệt mỏi, lo lắng, sức khỏe giảm sút trầm trọng khi phải thường xuyên thức trọn đêm chăm con. Vậy trẻ sơ sinh quấy khóc đêm có ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào? Mẹ hãy cùng tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Những ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm
Trẻ quấy khóc về đêm là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi, thông thường bé sẽ quấy khóc liên tục vào một giờ nhất định và việc này thường lặp đi lặp lại hàng ngày, rất khó dỗ, mỗi lần khóc của trẻ sẽ kéo dài từ 30 phút cho đến 1 tiếng, một tuần ít nhất 3 lần bé sẽ khóc như vậy. Dân gian gọi hiện tượng này là khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh, nếu con không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, vẫn bú tốt, lên cân đều, vui chơi, hoạt động bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng.
Trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm có thể chia làm nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể mỗi bé:
- Mức độ nhẹ: Trẻ chỉ quấy khóc một lúc rồi ngưng, không có dấu hiệu bất thường đi kèm, vẫn bú tốt, tăng cân đều và không ảnh hưởng đến sức khỏe
- Mức độ nặng hơn: Trẻ quấy khóc đêm nhiều hơn, thời gian khóc kéo dài, tiếng khóc nghe như tiếng hét, bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, khó đi vào giấc ngủ
- Mức độ đặc biệt nghiêm trọng: Trẻ quấy đêm không dứt, có khi khóc cả đêm, khóc khan tiếng và tiếng khóc có sự bất thường, khi khóc bé thường ra mồ hôi trộm, mặt đỏ gay, bụng đau quặn,…đây rất có thể là dấu hiệu một số bệnh lý mà trẻ đang gặp phải.
Nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm
Nguyên nhân
- Trẻ bị kích thích, căng thẳng thần kinh quá mức: Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh còn non yếu, cấu trúc vỏ não chưa biệt hóa nên bé rất dễ bị kích thích, căng thẳng thần kinh khi bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài môi trường. Biểu hiện cụ thể nhất khi trẻ bị căng thẳng đó chính là quấy khóc, khó ngủ, đặc biệt là vào ban đêm, khiến bé mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
- Trẻ bị đói hoặc quá no: Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, bên cạnh đó sữa mẹ lại tiêu hóa nhanh nên trẻ rất dễ đói, vì vậy trước khi ngủ, mẹ cần kiểm tra xem con đã bú đủ cữ chưa, không nên để bé quá đói hoặc quá no khiến con khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc.
- Vệ sinh cơ thể chưa sạch sẽ: Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nếu không được vệ sinh cẩn thận bé sẽ cảm thấy chịu, khó ngủ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý đến vấn đề tã/bỉm của trẻ, nếu bị bẩn hoặc ướt sẽ khiến con ngứa ngáy, khó chịu, cáu gắt và khó ngủ hơn.
- Môi trường ngủ không thoải mái: Phòng ngủ của bé kín hơi, không được vệ sinh sạch sẽ, không thoáng mát, nhiệt độ phòng không phù hợp sẽ khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc.
Trong trường hợp, nếu trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm kèm theo các dấu hiệu bất thường như ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, bụng đau quặn, khóc thét dữ dội thì mẹ cần lưu ý bởi rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý mà bé đang gặp phải.
Cách khắc phục
Theo các chuyên gia chăm sóc giấc ngủ trẻ sơ sinh, một giấc ngủ đúng, đủ, đạt chất lượng sẽ giúp trẻ giải phóng lượng hormone tăng trưởng tốt nhất, kích thích sự phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Vì vậy, để giúp con ngủ ngon hơn, không quấy khóc về đêm, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Tạo môi trường ngủ thoải mái, thoáng mát, yên tĩnh, đầy đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp cho con
- Không gian ngủ của trẻ nên rộng rãi, hạn chế bị tác động bởi tiếng ồn bên ngoài
- Thường xuyên cho trẻ tắm nắng để bổ sung lượng vitamin D cần thiết
- Mẹ có thể học phương pháp quấn cho bé để tạo cảm giác an toàn, giúp con ngủ ngon hơn
- Massage cơ thể là biện pháp giúp trẻ giảm quấy khóc, thư giãn và thoải mái nhất trước khi ngủ
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để mặc cho bé
Hi vọng với những thông tin mà cozabebe vừa chia sẻ đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ sơ sinh quấy khóc về đêm, chúc bé sẽ luôn có giấc ngủ ngon, an toàn, đảm bảo chất lượng để phát triển toàn diện tốt nhất.