Vặn mình xì hơi ở trẻ sơ sinh là biểu hiện sinh lý hết sức bình thường. Nhưng không phải tất cả các trường hợp đều vậy, cũng có thể là trẻ đang gặp phải một vấn đề nào đó về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu một cách chi tiết về những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình đánh hơi và cách để giảm bớt tình trạng này ở trẻ.
Trẻ sơ sinh đánh hơi bao nhiêu lần một ngày mới là bình thường?
Xì hơi hay đánh rắm là nhu cầu sinh lý của cơ thể mỗi loài động vật, kể cả con người. Vì thế hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi cũng là điều dễ hiểu và không có gì là bất thường. Tuy nhiên, nếu trẻ đánh hơi quá nhiều cũng sẽ khiến mẹ hoang mang rằng liệu có phải bé đang gặp vấn đề gì đó về sức khỏe? Lời khuyên cho mẹ là hãy đếm số lần bé đánh hơi và chú ý theo dõi biển hiện của bé mỗi lần như vậy.
Nếu như trẻ sơ sinh đánh hơi quá 10 lần/ ngày đi kèm với các dầu hiệu nôn trớ, chướng bụng. Đó là một dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang thực sự khó chịu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể là do thực phẩm mà mẹ ăn vào không đảm bảo, do dụng cụ cho trẻ ăn không đảm bảo vệ sinh, hoặc do một số tác nhân từ bên ngoài. Cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên mẹ cần quan sát con thật kỹ để nắm bắt những dấu hiệu bất thường ở trẻ để kịp thời xử lý.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi
Do thức ăn của mẹ
Nếu thực phẩm mẹ ăn vào chứa quá nhiều caffein như cà phê, trà, coca cola, chcolate,… hay những món ăn chứa nhiều gia vị thì từ đó hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng theo. Việc cần thiết mẹ phải làm là điều chỉnh thực đơn ăn uống của mình để đảm bảo nguồn sữa nuôi trẻ luôn được tinh khiết, dồi dào.
Do thức ăn của trẻ
- Trẻ bú phải nhiều sữa đầu khiến trẻ bị đầy hơi. Vì sữa đầu của mẹ chứa nhiều lactose, đây là loại đường khó dung nạp nên dễ gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh. Bởi vậy, trước khi cho con bú mẹ hãy bỏ bớt lượng sữa trong chảy ra lúc đầu và cho trẻ bú sữa non có màu vàng đặc, rất giàu kháng thể và chất dinh dưỡng.
- Trẻ ăn dặm sớm: Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn quá non nớt nên các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Vì ăn dặm sớm sẽ gây khó khăn cho hệ đường ruột của trẻ, gây cản trở cho việc hấp thu dưỡng chất cần thiết đi nuôi cơ thể, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi hay thậm chí là bị tiêu chảy, sống phân.
- Những món ăn dặm là thực phẩm khó tiêu: Có thể bé nhà mẹ đã đủ tuổi ăn dặm nhưng khi bắt đầu ăn dặm cũng cần phải theo một chế độ khoa học, hợp lý để hệ tiêu hóa của trẻ không bị gặp vấn đề bất ổn nào. Hãy bắt đầu bằng những thực phẩm mềm, lỏng và giàu chất xơ để dạ dày dễ tiêu hóa được thức ăn. Không nên cho trẻ ăn những món ăn giàu đạm, mỡ trong những lần đầu ăn dặm.
- Uống nhiều nước trái cây: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến nhưng ít cha mẹ để ý đến. Các loại nước trái cây như cam, chanh sẽ là thực phẩm tạo nhiều bọt khí trong dạ dày khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi.
- Ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Những món ăn bị ôi thiu, nhiễm khuẩn khi ăn vào sẽ tiếp tục tạo hơi trong dạ dày của trẻ.
Để trẻ bú sai tư thế
Việc để trẻ bú sai tư thế hoặc núm vú bình sữa có lỗ quá nhỏ sẽ khiến trẻ bị nuốt nhiều không khí vào dạ dày. Khi mà hệ tiêu hóa bị dưa thừa khí, cơ thể trẻ sẽ tự động tống lượng khí này ra ngoài bằng cách vặn mình và đánh hơi. Do đó, mẹ hãy cho bé bú đúng tư thế, phần đầu luôn đặt cao hơn phần thân và chọn bình sữa có núm vú phù hợp với miệng bé.
Biện pháp hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi
Vì trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi dù nhiều hay ít thì nó cũng không phải là bệnh. Mẹ hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng của bé bằng một số biện pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà như sau:
Massage bụng thường xuyên
Hãy vuốt ve, xoa bụng và lưng trẻ theo vòng chiều kim đồng hồ. Nó sẽ giúp trẻ được thư giãn, thoải mái, khí huyết lưu thông và giảm đáng kể chứng đầy hơi, khó tiêu. Chú ý là không massage ngay sau khi ăn.
Cho trẻ chơi “đạp xe”
Để trẻ nằm ngửa rồi mẹ nhẹ nhàng cầm lấy chân bé di chuyển như là bé đang đạp xe đạp. Đây cũng là một trò chơi vận động vừa giúp gắn kết tình cảm mẹ bé, vừa tạo sự thích thú cho trẻ.
Chườm khăn ấm
Dùng một chiếc khăn mềm và sạch, vắt qua nước ấm và chườm lên bụng bé. Chắc chắn bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Uống thuốc
Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc hay các loại thực phẩm chức năng như men tiêu hóa, men vi sinh mà không có sự tư vấn hay chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Khi nhận được lời khuyên từ chuyên gia, mẹ có thể cho bé uống thuốc chống đầy hơi, đó là khi bé đánh hơi quá nhiều và trở nên nghiêm trọng.
Hi vọng bài viết trên đây của cozabebe đã phần nào giúp mẹ giải đáp nguyên nhân và phương pháp trị trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi. Trường hợp trẻ đánh hơi có mùi thối đi kèm với biểu hiện nôn ói, sốt, chán ăn, mất ngủ,… mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.