Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu hoặc đi cầu phân lỏng là những dấu hiệu do chứng rối loạn tiêu hóa gây ra. Trẻ nhỏ lại là đối tượng thường xuyên mắc phải các bệnh này vì trẻ thường ăn theo sở thích. Vậy trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Cung cấp đủ chất xơ để ngăn ngừa táo bón
Thật tốt nếu con bạn hứng thú với việc ăn nhiều rau hoặc “thức ăn thô”, vì hầu hết trẻ nhỏ đều không thích ăn rau. Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru và ngăn ngừa táo bón. Các chuyên gia khuyến cáo lượng chất xơ cho từng độ tuổi như sau:
- Người lớn là 25 đến 30 gram chất xơ/ ngày. Nhưng hết chúng ta chỉ ăn khoảng 10 gram chất xơ/ ngày.
- Trẻ em ăn lượng chất xơ tùy theo tuổi. Mẹ có thể tính theo công thức: số tuổi + 5 = số gram chất xơ cần ăn. Ví dụ: trẻ 2 tuổi cần 2 + 5 = 7 gram chất xơ mỗi ngày.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Câu trả lời là mẹ hãy cố gắng chế biến các loại rau một cách bắt mắt trong mỗi bữa ăn để đảm bảo bé được cung cấp cấp đủ lượng chất xơ cần thiết
Chắc chắn để trả lời câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì đáp án chính là chất xơ. Để đường ruột trẻ được khỏe mạnh, mẹ cần bổ sung chất xơ từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như:
- Gạo lứt
- Trái cây
- Các loại rau xanh như: mùng tơi, rau khoai lang, súp lơ, rau rền đỏ, cải thảo, v.v…
- Đậu
- Yến mạch
Một số trẻ bổ sung ngũ cốc và bị chứng đầy hơi, khó chịu. Nếu đó là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa cho bé, mẹ hãy cung cấp chất xơ cho con từ trái cây và rau.
Uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa
Điều quan trọng không kém là phải bổ sung nước cho trẻ. Điều này kích thích khả năng đào thải chất thải qua đường ruột và giúp làm mềm phân hơn.
Vì chất xơ hoạt động như một miếng bọt biển, nó cần hút nước. Vậy nên nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, chất xơ không thể thực hiện công việc của mình và bé sẽ bị táo bón.
Một cách tốt để đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết là uống một cốc nước với mỗi bữa ăn, tránh uống sữa hay nước ngọt.
Cắt giảm chất béo cho đường ruột khỏe mạnh
Thực phẩm béo, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt và mọi loại thức ăn chiên rán sẽ làm dạ dày khó tiêu hóa hơn và có thể gây đau dạ dày, ợ nóng. Việc cắt giảm thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc của dạ dày. Cố gắng để bé ăn nhiều thịt nạc và cá,đồ nướng thay vì thức ăn chiên.
Hạn chế mọi đồ ăn cay nóng
Đôi khi cha mẹ chủ quan mà để trẻ ăn phải các thực phẩm cay nóng (như bim bim cay). Tuy nhiên thức ăn cay có thể làm trẻ bị ợ nóng hoặc tiêu chảy.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nên hạn chế mọi đồ ăn cay nóng vì nó không tốt cho dạ dày của trẻ một chút nào
Cẩn thận trong việc lựa chọn đồ uống
Đồ uống có chứa caffeine, chẳng hạn như cà phê, coca cola, trà và một số đồ uống có ga, tăng cường axit trong dạ dày, dễ dẫn đến chứng đầy bụng, ợ nóng ở cả người lớn và trẻ em.
Để làm giảm các vấn đề về rối loạn tiêu hóa của bé, mẹ hãy chọn đồ uống không có ga và không chứa caffeine, chẳng hạn như trà thảo dược, sữa và nước lọc.
Bổ sung sữa chua hoặc men vi sinh
Lợi khuẩn có trong sữa chua và men vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch trong đường ruột. Mà theo các nhà khoa học, 80% miễn dịch của con người nằm ở đường ruột. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của các con lợi khuẩn đối với hệ tiêu hóa của chúng ta. Bổ sung sữa chua và men vi sinh là giải pháp hiệu quả cho chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thay vì đợi trẻ mắc phải vấn đề về tiêu hóa thì mới đi tìm giải pháp cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, tốt hơn hết, mẹ hãy đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ chất xơ, nước lọc trong các bữa ăn hàng ngày và tránh thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa. Cách này vừa giúp bé được phát triển khỏe mạnh, vừa giảm đi nỗi vất vả khi chăm con cho các bậc phụ huynh.