Một hệ tiêu hóa non nớt với sức đề kháng kém chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Trẻ biếng ăn, sụt cân làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, xây dựng thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa là rất quan trọng, vừa giúp trẻ “nhẹ bụng” lại vẫn được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa hiệu quả
Chế độ ăn cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Muốn có một thực đơn cho trẻ rối loạn tiêu hóa hiệu quả và an toàn, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của con trước tiên.
- Chất lượng bữa ăn: Đảm bảo chất lượng ăn uống hàng ngày ngày để cơ thể bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm 4 nhóm: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng; giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
- Món ăn phù hợp với lứa tuổi: Không cho trẻ ăn món ăn cứng cần phải nhai khi trẻ chưa mọc đủ răng. Việc này vừa gây khó khăn cho hệ tiêu hóa vừa làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Nếu trẻ bị ốm/ bệnh và chán ăn thì cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều, chỉ ăn ở mức trẻ có thể chấp nhận được. Ngoài ra thức ăn dành cho trẻ bị bệnh cũng cần nấu kỹ và mềm để trẻ dễ tiêu hóa hơn.
Bữa ăn của trẻ bị rối loạn tiêu hóa vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất
Nói chung, mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất bao gồm cả thức ăn và sữa để tăng miễn dịch đường tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng và mau khỏi bệnh.
Thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
- Cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bởi trong sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp trẻ dễ hấp thu gấp nhiều lần sữa bột và sữa công thức, tăng đề kháng hiệu quả cho trẻ.
- Các cữ bú phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ, để trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đói dù ngày hay đêm.
- Không cho trẻ ăn dặm khi chưa đủ 6 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa đủ khỏe mạnh để tiêu hóa bất cứ thức ăn nào ngoài sữa mẹ.
Với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi:
- Để trẻ bú theo nhu cầu, bất cứ khi nào trẻ muốn
- Bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6 với quy tắc: từ loãng đến đặc, từ mềm đến rắn. Các món cháo của trẻ vẫn cần đầy đủ chất dinh dưỡng, trong đó tăng cường chất xơ, hạn chế đường và ít béo.
- Thời gian mới bắt đầu ăn dặm, không nên ép trẻ ăn nhiều mà hãy để trẻ ăn ít một để làm quen dần. Khi trẻ đã quen với thức ăn dặm thì mỗi lần ăn ít nhất 3/4 đến 1 bát cháo đặc, 3-5 bát một ngày.
- Cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả xen giữa các bữa chính.
Vì trẻ vẫn đang trong thời kỳ bú sữa mẹ nên cần được bú mẹ bất cứ khi nào trẻ muốn
Với trẻ trên 12 tháng:
- Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ
- Thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa trên 12 tháng cần bổ sung các món cháo nhiều dinh dưỡng phục vụ cho việc phát triển của trẻ. Tăng cường chất xơ. Hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh gây đầy bụng, khó tiêu trong thực đơn hàng ngày. Không nên ăn những thức ăn nhiều đường và chất béo, chúng làm tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ thêm trầm trọng hơn.
- Bổ sung thêm những loại quả tốt cho hệ tiêu hóa như: hồng xiêm chín, chuối chín.
Những thực phẩm tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Những thực phẩm vừa tốt vừa dễ kết hợp trong thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa như sau:
- Gạo: trong gạo có chứa tinh bột và là thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa các thực phẩm khác tốt hơn.
- Rau xanh: Rau xanh có chứa chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng hơn, giúp làm sạch những thức ăn không được tiêu hóa tốt. Ngoài ra trong rau cũng chứa nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết, hỗ trợ tiêu hóa một phần chất béo không tốt cho cơ thể.
- Ngũ cốc: trong ngũ cốc chứa đầy đủ omega 3 – rất tốt cho hệ tuần hoàn của cơ thể, nhất là hệ tiêu hóa của trẻ. Đồng thời ngũ cốc cũng đem lại lượng đạm dồi dào, chứa cả dầu thực vật, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Rau xanh có chứa chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng hơn
- Sữa chua: sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn đã được lên men, làm tăng miễn dịch đường tiêu hóa, ức chế sự sinh sôi của hại khuẩn.
- Chuối: các enzym tốt cho việc tiêu hóa có rất nhiều trong chuối. Ngoài ra, chuối có đến 6 loại vitamin và 11 loại khoáng chất. Mỗi ngày cho trẻ ăn 1-2 quả chuối sẽ giúp bổ sung thêm năng lượng và dinh dưỡng hiệu quả.
- Thịt gà: khi nấu chín đúng cách, thịt gà là một trong những loại thịt dễ tiêu hóa nhất, không những thế chất béo trong thịt gà cũng là chất béo bão hòa thấp.
Trên đây là thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa dựa trên ý kiến của chuyên gia dành cho mẹ. Mong rằng sẽ giúp mẹ sớm khắc phục được vấn đề tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt trở lại.