Với trẻ 8 tháng tuổi, chế độ ăn dặm cần bổ sung rau xanh, trái cây, thịt xay nhuyễn. Đây là những món ăn dễ nuốt cho trẻ đang trong thời kỳ tập ăn dặm, đồng thời lại bổ sung được nhiều vitamin nhóm A, C, chất xơ và đạm. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu một cách cụ thể và rõ ràng về thực đơn cho bé 8 tháng của viện dinh dưỡng.
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
Trước khi tìm hiểu về thực đơn cho bé 8 tuổi của viện dinh dưỡng, mẹ cần nắm rõ những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm. Bởi có rất nhiều mẹ không tìm hiểu kỹ nên đã vô tình mắc phải những sai lầm gây ảnh hưởng đến khả năng ăn và hấp thu của trẻ.
- Vẫn cho bé bú sữa khi chuyển sang ăn dặm. Hãy nhớ: trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ trong vòng 2 năm đầu đời, vì lúc này sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng và tuyệt vời nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, dù có tập cho bé ăn dặm thì mẹ cũng vẫn cần cho bé bú thêm sữa mẹ (hoặc sữa công thức nếu mẹ mất sữa) để đảm bảo rằng trẻ luôn được cung cấp đủ và cân bằng các dưỡng chất.
- Lựa chọn thực đơn phù hợp. Hãy để ý xem bé thích và không thích ăn món gì để tìm ra thực đơn vừa đầy đủ dinh dưỡng lại phù hợp với khẩu vị của bé. Ngoài ra, nếu trong gia đình có thành viên nào bị dị ứng với một món ăn nào đó thì mẹ cũng nên cảnh giác không cho bé ăn thức ăn đó, vì dị ứng món ăn có thể bị lây do di truyền.
- Để bé thoải mái khi ăn. Có thể khi ăn uống quần áo bé sẽ xộc xệch, hơi bẩn và ‘nhếch nhác’ vì do tay bé cầm thức ăn và bôi bẩn lên người, thậm chí là thức ăn bé cầm sẽ vương vãi ra bàn và nền nhà. Nhưng mẹ cũng đừng tỏ ra khó chịu hay cố gắng uốn nắn bé, hãy để bé được thoải mái trải nghiệm và khám phá bữa ăn của mình. Điều này sẽ tạo cho bé sự hứng thú với các món ăn, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
- Cập nhật các món ăn mới hàng tuần. Buổi sáng là thời gian thích hợp nhất để bé làm quen với những món ăn mới. Việc này sẽ dễ dàng cho mẹ trong việc quan sát xem bé phản ứng ra sao với món ăn mới, bé có thích thú hay khó chịu, hay bị dị ứng hay không? Trường hợp sau khi ăn xong bé có biểu hiện: mắc nghẹn ở cổ, chảy nước mũi, đau bụng, nổi mẩn đỏ, la hét thì hãy gọi điện thoại ngay cho bác sĩ để nhận được tư vấn kịp thời.
- Đừng vội sốt ruột khi thấy bé đi phân khác màu. Vì nguyên liệu của thức ăn dặm là những thực phẩm có các màu sắc khác nhau, như màu cam của cà rốt, màu xanh của rau xanh,… Vậy nên phân của bé có các màu lạ cũng là điều bình thường. Thậm chí, mẹ còn thấy trong phân những mẩu thức ăn của bé còn chưa được tiêu hóa hết.
Thực đơn cho bé 8 tháng của viện dinh dưỡng
Khi trẻ được 8 tháng tuổi, mẹ vẫn cần duy trì cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa bột/ sữa công thức. Bởi ở giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn dưỡng chất chính phục vụ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Thực đơn ăn dặm lúc này vẫn chỉ có vai trò là món ăn bổ sung chất dinh dưỡng với hàm lượng ít.
Muốn khuyến khích trẻ 8 tháng tuổi ăn được nhiều thức ăn dặm, hãy cho bé bú no trước. Hoặc là mỗi bữa ăn phải cách nhau ít nhất 1 tiếng để kịp cho việc tiêu hóa thức ăn trong dạ dày của trẻ.
Với trẻ 8 tháng tuổi, chế độ ăn dặm cần bổ sung rau xanh, trái cây, thịt xay nhuyễn. Đây là những món ăn dễ nuốt cho trẻ đang trong thời kỳ tập ăn dặm, đồng thời lại bổ sung được nhiều vitamin nhóm A, C, chất xơ, carbohydrate và đạm – các dưỡng chất rất cần thiết cho nhu cầu phát triển của trẻ. Ngoài ra, cho bé ăn thêm bột ngũ cốc cũng là một cách hiệu quả để bổ sung chất sắt.
Dưới đây là thực đơn cho bé 8 tháng của viện dinh dưỡng mà mẹ có thể tham khảo:
Thời gian biểu cho lịch ăn dặm của bé 8 tháng
Khi đã nắm rõ thực đơn cho bé 8 tháng của viện dinh dưỡng thì một điều cần thiết mẹ không thể bỏ qua chính là một thời gian biểu ăn uống hợp lý. Khi tuân thủ được thời gian ăn thì mới giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng một cách tối đa và tránh được tình trạng chán ăn.
- Đợi đến khi trẻ đã có thể làm quen với việc ăn dặm và bắt đầu có hứng thú với các món ăn (thường là từ 6-9 tháng tuổi) thì mẹ hãy chia lịch ăn ra làm 3 khung giờ cho mỗi ngày, gồm: ăn sáng, ăn trưa, ăn tối. Khi đã quen với lịch ăn uống như vậy thì bé sẽ tự động hợp tác mỗi khi đến bữa mà mẹ cũng không phải tốn công, mất sức để nài nỉ hay ép con ăn.
- Cho bé ăn cố định 3 bữa chính mỗi ngày và xen vào đó là các bữa phụ (như: nước ép trái cây, sữa, sữa chua, váng sữa,…). Lịch ăn dặm khoa học cho trẻ 8 tháng tuổi được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo như sau: trẻ 6 tháng tuổi là 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2-4 muỗng thức ăn. Trẻ từ 7-12 tháng tuổi là 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa lượng thức ăn nhiều bằng một nắm tay của trẻ.
Trên đây là những thông tin chuẩn và chi tiết cho mẹ về thực đơn cho bé 8 tháng của viện dinh dưỡng. Hi vong với những kiến thức có trong bài viết sẽ giúp ích cho mẹ trong việc lên thực đơn đúng cho bé yêu nhà mình, giúp bé ăn ngon miệng và phát triển tốt.