Nếu bé của mẹ không uống hết được một bình sữa, chuyên gia khuyên mẹ đừng quá lo lắng. Bài viết này sẽ chỉ ra cho mẹ thấy rằng vì sao bé lười uống sữa và mẹ cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này.
Có một điều mà các bà mẹ phải thừa nhận rằng họ thích cho trẻ bú bình vì khi ấy họ có thể biết trẻ đang uống được bao nhiêu ml sữa. Dù chính vì sự rõ ràng này lại trở thành một mối lo ngại nếu bé không uống nhiều như mong đợi.
Tất nhiên nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng này cũng là bởi mẹ sợ bé uống không đủ lượng sữa cần thiết, dẫn đến việc bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thế nhưng, hầu hết thì sự lo lắng này là không cần thiết vì bé của mẹ vẫn đang tiêu thụ đủ sữa để tăng trưởng khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các mẹ cần thực hiện những bước thích hợp để khắc phục tình trạng bé lười uống sữa.
Những lý do khiến bé lười uống sữa
Nhiều cha mẹ kỳ vọng không thực tế về số lượng sữa mà một đứa trẻ cần uống. Họ thắc mắc liệu có phải bé của mình đã uống quá ít theo các khuyến cáo của chuyên gia y tế. Có thể rằng bé đã không uống đủ lượng sữa được khuyến cáo ở trên vỏ hộp sữa dành cho những trẻ ở độ tuổi và cân nặng như thế. Nhưng bé uống như vậy không có nghĩa là sai vì mỗi trẻ em là một cá thể. Cụ thể, các bé có các chỉ số cơ thể khác nhau, phát triển với tốc độ khác nhau, tiềm năng tăng trưởng khác nhau và tốc độ trao đổi chất của mỗi cơ thể cũng khác nhau.
Các lý do khiến bé lười uống sữa bao gồm:
- Bé bị bệnh
- Thực đơn ăn uống sai cách
- Bé bị phân tâm khi đang uống sữa
- Bé dậy ăn đêm quá nhiều
- Trong sữa chứa nhiều phụ gia như: ngũ cốc, dầu, carbohydrate hoặc việc tăng nồng độ của sữa cũng sẽ làm tăng hàm lượng của sữa. Sữa chứa nhiều calo thường dẫn đến việc bé uống sữa ít hơn nên mẹ sẽ cho rằng bé lười uống sữa.
- Cho bé ăn vặt trước khi uống sữa
Mẹ phải làm gì để khắc phục tình trạng bé lười uống sữa?
- Kiểm tra các dấu hiệu bệnh. Nếu mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bé như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, lờ đờ, khó chịu, phát ban, ho, khó thở hoặc tã ướt không thường xuyên, hãy đi khám bác sĩ.
- Kiểm tra các dấu hiệu cho thấy bé đã được cung cấp đủ dưỡng chất. Vì nếu cơ thể đã đủ chất thì bé có thể uống ít sữa lại..
- Khi cho bé ăn, hãy để ý phản ứng của bé. Đáp ứng thích hợp với tín hiệu của bé đưa ra. Dừng lại bé muốn dừng và đừng cố ép bé phải uống hết bình.
- Không cho bé ăn bất kỳ thực phẩm nào ngoài sữa mẹ nếu bé dưới 6 tháng tuổi.
- Chỉ cho bé ăn thức ăn thô từ 10-15 phút sau khi bé uống sữa và không được trước hoặc giữa các lần cho ăn. Hạn chế lượng thức ăn thô mà mẹ cung cấp chi bé cho đến khi lượng sữa bé uống được cải thiện.
- Đừng so sánh bé của mẹ với bất kỳ đứa trẻ nào khác dựa vào độ tuổi hay chiều cao, cân nặng. Nên nhớ, con bạn không giống con nhà người ta.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng vẫn trải qua rất nhiều sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Có rất nhiều những biến đổi về thể chất và thói quen ăn uống mà cha mẹ không cần quá lo lắng. Đối với trường hợp bé lười uống sữa cũng vậy, chỉ khi khi sẽ lười uống sữa đi kèm với các dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì mẹ mới cần liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn kịp thời.