Qua tháng thứ 6 trẻ sơ sinh sẽ có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Vậy bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Trẻ sẽ phát triển như thế nào trong thời gian tới? Cần lưu ý những gì khi chăm sóc con yêu?… Tham khảo ngay bài viết sau đây để có câu trả lời cho mình, mẹ nhé!
Nửa năm đầu đời của bé đã trôi qua, khoảng thời gian đó mang lại cho ba mẹ nhiều niềm vui và hạnh phúc cũng như sự lo lắng hay mệt mỏi. Bước sang tháng thứ 6 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé về mọi mặt, mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Sự tăng trưởng của bé 6 tháng tuổi
Nếu như những tháng đầu sau sinh trọng lượng của bé sẽ tăng đều có thể đạt 1kg mỗi tháng thì từ tháng thứ 6 trở đi mức tăng trưởng của bé sẽ chậm lại, trung bình tăng khoảng 28 gram/tháng. Chiều cao cũng phát triển chậm hơn những tháng trước. Vì vậy, khi thấy bé không tăng cân hoặc tăng ít mẹ cũng không cần quá lo lắng, nên tích cực chăm sóc bé tốt hơn.
Bé 6 tháng tuổi biết làm gì?
Mẹ biết đấy, sự hiếu động của bé luôn mang đến nhiều điều bất ngờ có thể được thể hiện ngay từ khi bé được 5-6 tháng tuổi. Lúc này bé đã biết lật người từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại. Đặc biệt mỗi khi thức dậy bạn sẽ thấy bé yêu đã thay đổi tư thế nằm từ lúc nào không biết mà chẳng hề nghe thấy tiếng bé khóc.
Thời gian này bé cưng có thể tự ngồi, hai tay được “tự do” cầm nắm những món đồ chơi khác nhau. Tất cả mọi trẻ độ tuổi này đề có chung sở thích đó là cho tất cả những gì mình cầm được, nắm được vào miệng. Bé sẽ khám phá rất nhiều điều mới mẻ bằng miệng của mình, vì thế bạn không nên quá cứng nhắc trong vấn đề giữ vệ sinh mà không cho bé làm theo ý mình.
Lúc này sự phối hợp cơ và sức mạnh ở các cơ của bé cũng tăng lên. Bé có thể tự điều khiển được phần trên của cơ thể, đu đưa người về phía trước hoặc trườn lùi ra sau trước khi tiến lên được. Mẹ hãy giúp bé đứng lên và bé sẽ biết dồn lực xuống chân thậm chí là kiễng chân lên để nhìn.
Bé đã biết học hỏi, nhận thức?
Bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Bé có nhận thức được những gì mẹ nói? Có học hỏi được điều gì hay không?
Câu trả lời là “có” mẹ nhé, bởi trí nhớ của bé đã bắt đầu hoạt động khá tốt trong thời gian này. Trẻ có thể nhận ra một số từ quen thuộc cơ bản như “không, đúng” hay tiếng gọi của ba mẹ. Đây là một trong những bước đầu tiên trong quá trình phát triển khả năng nói của bé sau này.
Ngoài ra, bé luôn nhìn ngó xung quanh, quay đầu tứ hướng thể hiện sự tò mò về mọi thứ cũng như cố gắng lấy những món đồ ngoài tầm với. Khi cầm đồ vật trong tay bé sẽ bắt đầu chuyển từ tay này sang tay kia giống như đang “sửa chữa” hay đã khám phá ra điều thú vị mới.
Liệu bé 6 tháng tuổi có biết giao tiếp?
Kỹ năng giao tiếp của bé phát triển khá nhanh và tăng thêm khi bé có thể bập bẹ, bi bô theo người lớn, đáp lại bằng cách tao ra những âm thanh khác nhau. Không chỉ vậy, bé còn biết tương tác với ba mẹ bằng các biểu cảm thông qua nét mặt như cười, mếu, nhăn mặt hay khóc.
Lúc này đây bé rất thích “nói chuyện” với ba mẹ bằng những tiếng ê, a, ô. Nhiều khi bé còn tỏ ra rất hào hứng khi có ai đó đền gần và nói chuyện vui vẻ với mình. Bé cũng đã biết quay đầu nhìn về hướng có người gọi tên mình rồi đấy!
Bé thể hiện cảm xúc
Bé 6 tháng tuổi đã biết bày tỏ sự yêu thích hoặc ghét với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh. Chẳng hạn bé sẽ theo mẹ hơn so với bố, thích một món đồ chơi nào đó hay tỏ ra không bằng lòng khi người lạ bế, không thích trời mưa hoặc những âm thanh to thất thường… Đặc biệt hơn, bé sẽ phản ứng lại biểu hiện cảm xúc của người khác như khi chọc bé sẽ cười, khi bị la mắng bé sẽ khóc.
Lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc bé 6 tháng tuổi
- Theo dõi sự phát triển của con có đạt được các cột mốc quan trọng hay không như ngồi vững, phản ứng với âm thanh, phát ra tiếng bập bẹ…Nếu lo ngại bé phát triển chậm mẹ nên đưa bé đi khám.
- Đây là giai đoạn bé rất hiếu động, vì vậy mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ mọi thứ trong nhà, nhất là đồ chơi của bé để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn.
- Dành nhiều thời gian chơi cùng bé những trò như ú òa, các trò chơi tương tác để giúp bé phát triển trí não cũng như các kỹ năng cần thiết.
- Chú ý không cho bé chơi những mảnh đồ chơi nhỏ vì có thể làm bé nghẹt thở, bị hóc khi cho vào miệng.