Khi bé được 6 tháng và bước vào giai đoạn ăn dặm nhưng bé không chịu ăn cháo cũng như ăn bột. Vậy mẹ đã làm sai điều gì? Cần khắc phục chứng biếng ăn của bé như thế nào?
Theo một cuộc khảo sát của các nhà khoa học, 54% cha mẹ cho biết họ rất bối rối trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm của trẻ. Họ không biết chắc chắn khi nào thì nên để trẻ ăn cháo và ăn bột, phải chọn thực phẩm như thế nào để phù hợp với sức khỏe của bé.
Nhiều bậc cha mẹ hiểu rằng việc ăn dặm để hình thành sở thích và thói quen ăn uống của bé trong tương lại. Tuy nhiên với nhiều câu hỏi gây hoang mang, cha mẹ khó có thể tránh khỏi những sai lầm dẫn đến việc bé không chịu ăn cháo hay ăn bột. Dưới đây là những sai lầm phổ biến của cha mẹ:
Bé không chịu ăn cháo do ăn dặm quá sớm
Một số cha mẹ để bé ăn cháo hay ăn bột quá sớm vì cho rằng thức ăn rắn sẽ giúp bé no lâu và ngủ sâu hơn vào ban đêm. Theo một khảo sát, có tới 40% cha mẹ để trẻ bắt đầu ăn dặm trước 4 tháng tuổi. Khi ấy, hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của bé vẫn chưa đủ hoàn thiện để có thể tiêu hóa bất kỳ thức ăn nào ngoài sữa mẹ. Dạ dày của bé sẽ cảm thấy khó chịu nếu như bị ép phải tiêu hóa những món mà nó không thể.
Bé không chịu ăn cháo do ăn dặm quá muộn
Tất nhiên cha mẹ cũng không nên chờ quá lâu mới cho bé có bữa ăn dặm đầu tiên. Việc sợ bé bị nghẹn hoặc hóc thức ăn chính là nguyên nhân khiến cha mẹ để bé ăn cháo muộn, tuy nhiên điều này lại không tốt cho tiêu hóa của trẻ một chút nào. Khoa học đã chứng minh, những trẻ không ăn thức ăn dặm như cháo hoặc bột từ 9 tháng tuổi sẽ có nhiều vấn đề về ăn uống hơn so với những trẻ được ăn dặm từ 6 tháng.
Bé không chịu ăn cháo do món ăn quá nhạt nhẽo
Có thể mẹ đã được khuyên nên hạn chế nêm nếm gia vị vào đồ ăn dặm của bé để bé dễ tiêu hóa và dễ cảm nhận vị ngon của thức ăn hơn. Tất nhiên, trong thời gian đầu bé bắt đầu ăn dặm thì điều này là đúng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc cho bé tiếp xúc với nhiều loại hương vị từ sớm sẽ kích thích bé ăn được nhiều hơn và hạn chế việc bé không chịu ăn cháo lại. Hãy thay đổi thực đơn món ăn liên tục, chế biến với nhiều hương vị hấp dẫn bằng các loại rau củ khác nhau và không nên để món cháo bị quá nhạt.
Bé không chịu ăn cháo do ăn nhiều bánh kẹo
Một ngụm nước ngọt hay một miếng bánh quy có vẻ vô hại, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến hứng thú trong việc ăn bữa chính như cháo hoặc bột, hay xa hơn là thói quen ăn uống và sức khỏe của bé trong tương lai. Với một chiếc dạ dày nhỏ nhưng nhu cầu dinh dưỡng cao, dạ dày của trẻ sẽ không có chỗ chứa cho những món ăn ngọt. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng khuyến cáo không nên thêm đường trong 2 năm đầu đời của trẻ, kể cả đồ uống có đường.
Do cha mẹ không quan tâm đến dấu hiệu no bụng của bé
Bé chính là người hiểu rõ nhất dạ dày của mình có thể chứa được bao nhiêu thức ăn. Bé sẽ thể hiện sự thèm ăn hoặc no nên bằng quay lưng đi, lắc đầu hay tỏ ra không còn quan tâm đến món cháo nữa. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại muốn bé ăn nhiều hơn, hoặc ít nhất là phải ăn hết chỗ cháo trong bát. Việc bắt ép bé ăn nhiều hơn có thể làm suy yếu khả năng tự điều chỉnh khả năng ăn uống của bé. Nếu bé của mẹ có dấu hiệu rõ ràng là không muốn ăn thêm bất kỳ một thìa cháo nào nữa, hãy dừng lại.
Do bị tách biệt bữa ăn với gia đình
Việc cho bé ăn trước hoặc sau bữa ăn của cả gia đình là một hành động khiến không chịu ăn cháo theo mong muốn của mẹ. Hãy để bé được ăn bữa ăn chính của mình cùng với cả nhà để bé hiểu được vai trò của bữa ăn đối với các thành viên trong gia đình. Thêm vào đó, hãy tạo một không khí vui vẻ, hứng thú với thực đơn trong bữa ăn để bé hiểu mình cần phải tập trung vào món ăn của mình.
Do những thay đổi sinh lý
Trẻ dưới 3 tuổi vẫn cần trải qua rất nhiều sự thay đổi sinh lý nhằm hoàn thiện sự phát triển của cơ thể trong những năm đầu đời. Do đó những thay đổi về cơ thể cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bé không chịu ăn cháo và ăn bột như mọc răng, ốm, rối loạn tiêu hóa,…
Sau tất cả, hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé không chịu ăn cháo, ăn bột để tìm ra cách khắc phục. Đừng nên bắt ép bé ăn nếu như mẹ không rõ nguyên nhân vì làm như vậy chỉ khiến tình trạng lười ăn của bé trở nên trầm trọng hơn. Nếu như mẹ đã cố gắng thử mọi cách mà bé vẫn không chịu hợp tác trong mỗi bữa ăn, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để nhận được lời khuyên phù hợp.