Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một trong những vấn đề được cha mẹ quan tâm nhiều nhất. Vì để lâu dài sẽ có những ảnh hưởng rất không tốt, thậm chí, nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rất hay gặp, đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do hệ tiêu hóa của con còn non yếu. chưa hoàn thiện nên bé dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như nôn trớ, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, bé thường mệt mỏi, khó chịu, ăn không ngon, hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng chiều cao, cân nặng ở trẻ. Để điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hiệu quả, an toàn mẹ cần phải có những kiến thức về nguyên nhân của các vấn đề này. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Nhi khoa, rối loạn tiêu hóa thường bắt nguồn từ những nguyên nhân phổ biến sau:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
– Sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, chưa có khả năng đối phó với sự tấn công của những loại vi khuẩn gây bệnh
– Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh, giết chết những vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm mất cân bằng vi sinh, có hại cho hệ tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề như phân sống, táo bón, tiêu chảy.
– Chế độ ăn uống không hợp lý, chưa đến thời kỳ đã cho ăn dặm, không cân bằng dinh dưỡng (quá nhiều đạm, ít chất xơ và vitamin, khoáng chất); đồ ăn thức uống không đảm bảo vệ sinh….
– Ngộ độc thức ăn, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch còn kém nên khi con gặp phải các thực phẩm không đảm bảo chất lượng như ôi thui, dư thừa thuốc trừ sâu,….sẽ rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc, tiêu chảy, nôn, đau bụng,….
– Ảnh hưởng từ môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, có thú nuôi, đồ chơi bị nhiễm khuẩn,…Thói quen sinh hoạt xấu không đảm bảo như không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, nhiều giun sán,….cũng sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây hại, làm trẻ bị đau bụng, táo bóng, tiêu chảy.
Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày
Tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của con bạn, bé nên ăn 14 đến 30,8 gram chất xơ mỗi ngày. Một kế hoạch chi tiết cho từng bữa ăn sẽ giúp con tiếp xúc và đón nhận được lượng chất xơ cần thiết. Mặc dù nhiều bé tỏ ra chán ghét với các loại thực phẩm giàu chất xơ, cha mẹ không nên nản lòng. Rèn luyện thói quen từ từ cho bé, cùng với đo tăng lượng chất xơ từng chút một, chế biến nhiều loại hương vị khác nhau,…để con làm quen với sự thay đổi. Nguồn những thực phẩm giàu chất xơ đó là: ngũ cốc nguyên hạt (bánh mỳ nguyên hạt, bột yến mạch); các loại đậu (đậu lăng, đậu đen, đậu xanh, đậu nành,….); trái cây quả mọng (táo, lê, cam, bưởi,….); các loại rau củ (cà rối, bắp cải, súp lơ, đậu xanh,….) và các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hồ đào, đậu phộng).
Bổ sung rau củ quả và những thực phẩm giàu chất xơ để tốt cho đường tiêu hóa của trẻ
- Cho con uống nhiều nước
Một trong những điều cần lưu ý trong điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em đó chính là luôn phải cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần. 70% người là nước, khi con gặp các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa điển hình như tiêu chảy, nôn trớ việc bù nước càng quan trọng hơn nữa.
Nếu con bạn bị mất nước, hãy cho con bạn uống nhiều nước và các chất lỏng khác, chẳng hạn như nước ép trái cây và rau quả có vị ngọt tự nhiên và súp trong, để giúp chất xơ hoạt động tốt hơn.
Uống đủ nước và các chất lỏng khác cũng giúp tránh mất nước. Giữ nước là tốt cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình và có thể giúp tránh táo bón. Lượng nước bao nhiêu chất lỏng mỗi ngày là đủ thì cần dựa trên kích thước, sức khỏe, mức độ hoạt động và khí hậu nơi gia đình bạn sống.
- Tránh những thực phẩm có hại
Để giúp ngăn ngừa hoặc giảm táo bón, đồng thời điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em bạn nên tránh các loại thực phẩm có ít hoặc không có chất xơ, chẳng hạn như: khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thịt, thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như một số bữa ăn đông lạnh và thực phẩm ăn nhẹ. Bên cạnh đó, những thức ăn cay nóng, khó tiêu cũng nên được hạn chế mở mức tối đa.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Chính vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, không thể tự mình chống lại sự tấn công của mầm bệnh, một chế độ ăn sạch – uống sạch – ở sạch cần được ưu tiên hàng đầu. Vì thế, khi nấu ăn cần lựa chọn những thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Nước nấu ăn cũng là nước sạch. Bên cạnh đó, môi trường sinh sống của con cũng cần được dọn dẹp lại để đảm bảo thoáng mát và an toàn nhất. Khi con được 2 tuổi thì nên bắt đầu tẩy giun lần đầu tiên. Sau đó duy trì 6 tháng – 1 năm tẩy giun lại một lần để đảm bảo “giun không ăn hết dinh dưỡng của con”.
Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ cần sự quan tâm và tỉ mỉ của cha mẹ. Vấn đề này không thể xem thường vì thế hãy chăm sóc bé cho thật tốt các mẹ nhé.