Hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu kém vì vẫn chưa hoàn thiện, đó là nguyên nhân khiến rối loạn tiêu hóa ở trẻ em xảy ra phổ biến hơn người lớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thể trạng và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là cách chăm sóc rối loạn tiêu hóa cho trẻ từ A-Z mà mẹ có thể tham khảo.
Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- Nôn trớ: Trường hợp này xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, dạ dày còn nhỏ và nằm cao khiến trẻ dễ bị nôn trớ thức ăn ra ngoài.
- Đầy hơi, chướng bụng: bụng trẻ chướng lên vì không tiêu hóa được thức ăn, ợ hơi liên tục.
- Táo bón: Vì hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ sẽ dễ bị táo bón khi ăn phải các thức ăn cứng, quá nhiều đạm hay dầu mỡ. Trẻ bị táo sẽ rất khó khăn trong việc đi đại tiện, vài ngày thậm chí là cả tuần mới đi một lần. Hình dáng khuôn phân to và cứng, nếu trẻ rặn nhiều thì sẽ có cả máu.
Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao gồm: táo bón, tiêu chảy, sống phân, nôn trớ, chướng bụng đầy hơi
- Tiêu chảy: chứng tiêu chảy thường có tiêu chảy cấp, đi ngoài phân lỏng (trên 3 lần một ngày).
- Sống phân: Phân của trẻ vẫn còn thức ăn vì chưa được tiêu hóa hết. Việc rối loạn hệ vi sinh đường ruột (hại khuẩn tiêu diệt bớt lợi khuẩn) chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài sống phân của trẻ.
Cách chăm sóc khi xảy ra chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Thực đơn dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng
- Không ăn đồ tái, sống: Mẹ cần cho bé ăn những món ăn đã được đun sôi và nấu chín, không ăn thực phẩm tươi sống vì dễ nhiễm hóa chất độc hại và ký sinh trùng
- Hạn chế thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo
- Hạn chế ăn quá nhiều đạm
- Cho trẻ ăn nhiều bữa trong một ngày, không ép trẻ ăn quá nhiều nếu trẻ không thích vì sẽ tạo tâm lý sợ hãi, chống đối và cũng khó khăn cho việc tiêu hóa
- Ăn nhiều chất xơ có trong các loại rau củ để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, khỏe mạnh
Giữ gìn vệ sinh tốt
Không chỉ là thực phẩm mà môi trường sống của trẻ cũng cần được đảm bảo vệ sinh thật tốt
- Hạn chế để trẻ mút tay, ngậm đồ vật
- Rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với vật nuôi, đồ chơi
- Cọ rửa đồ chơi của trẻ 2 lần một tuần
- Khi chơi với trẻ, người lớn nên vệ sinh chân tay sạch sẽ
Rửa tay cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với vật nuôi, đồ chơi
Bổ sung men vi sinh
Như đã đề cập, nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lúc này, số lượng hại khuẩn vượt quá mức cho phép và “hoành hành”, khiến lượng lợi khuẩn bị chết đi, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.
Bổ sung men vi sinh sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, lợi khuẩn được gia tăng, ức chế khả năng sinh sôi của hại khuẩn. Với tỉ lệ lợi khuẩn chiếm 85% và hại khuẩn chỉ 15% sẽ giúp vấn đề rối loạn tiêu hóa của trẻ được cải thiện và hệ miễn dịch đường ruột của trẻ cũng khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên, trước khi bổ sung men vi sinh cho trẻ mẹ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để đạt hiệu quả cao.
Trường hợp cần cho trẻ đi khám
Vì rối loạn tiêu hóa ở trẻ em khá phổ biến và cũng dễ chăm sóc nếu biết cách nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên với trường hợp nặng, khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn thời gian dài thì chúng ta không thể lơ là. Phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe để có phương pháp điều trị kịp thời.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn ói liên tục, biếng ăn, mất ngủ, quấy khóc triền miên
- Tiêu chảy kéo dài, mất nước nhiều
- Táo bón lâu ngày, đi ngoài ra máu, nứt hậu môn, sụt cân
- Sốt, bỏ ăn
Cha mẹ cần theo dõi biểu hiện và tình trạng của trẻ để đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời
Trên đây là những thông tin hữu ích cho mẹ về cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Rõ ràng, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng không khó để điều trị nhưng nếu cha mẹ vô tâm và không tìm cách khắc phục sớm thì sẽ để lại những hệ lụy không nhỏ lên sức khỏe của trẻ. Quan tâm và chăm sóc đúng cách để trẻ được phát triển khỏe mạnh và toàn diện là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cha mẹ. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!