Mồ hôi trộm ở trẻ thường diễn ra trong lúc ngủ, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày. Cha mẹ lo lắng về tình trạng này nhưng nhiều khi lại bỏ qua những căn nguyên của vấn đề.
Đổ mồ hôi trộm là một hiện tượng tương đối phổ biến, xảy ra ở một khoảng thời gian nhất định nào đó trong quá trình phát triển. Chúng ta đều biết rằng, một đứa trẻ lớn lên khi ngủ, vì thế bất kỳ một tác động nhỏ nào ảnh hưởng đến giấc ngủ đều phải được quan tâm đúng mức. Nếu trẻ đồ mồ hôi nhiều hơn bình thường trẻ có thể bị tăng huyết áp, khó chịu bứt rứt khó ngủ.
Những nguyên nhân của hiện tượng mồ hôi trộm ở trẻ
Đổ mồ hôi trộm là mồ hôi của trẻ em trong thời gian ban đêm. Không phải lo lắng vì mồ hôi ban đêm là chuyện thường xảy ra ở trẻ em khi chúng đang trong trạng thái ngủ sâu. Trẻ em dễ đổ mồ hôi vào ban đêm vì nhiệt độ của chúng không được điều hòa như người lớn và chúng cũng có nhiều tuyến mồ hôi hơn chúng ta. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân tác động khiến bé ra mồ hôi nhiều hơn bình thường:
- Nhiễm trùng: cơ thể thường tăng nhiệt độ nếu chống lại nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến đổ mồ hôi, đó là cách thải độc tố của cơ thể.
- Sốt: khi trẻ bị sốt, ngay cả khi sốt nhẹ cơ thể vẫn có thể đổ mồ hôi để duy trì nhiệt độ cơ thể hằng định. Điều này dẫn đến mồ hôi trộm ở trẻ, để cố gắng hạ nhiệt cho cơ thể. Điều này là bình thường và sẽ chấm dứt khi cơn sốt giảm bớt.
- Chứng ngưng thở lúc ngủ: ngưng thở khi ngủ là một rối loạn trong đó hơi thở ngừng lại trong khi ngủ. Điều này có thể được chẩn đoán lâm sàng. Nếu trẻ bị ngưng thở khi ngủ, trẻ có thể đổ mồ hôi nhiều hơn khi trẻ cố gắng hít thở. Mẹ có thể kiểm tra hơi thở của con khi thấy bé đổ mồ hôi nhiều, và ngay lập tức đưa con đến bệnh viện để giải quyết tình trạng nguy hiểm này.
- Nhiệt độ phòng nóng và quần áo ngủ dày: nhiều cha mẹ lo lắng bé yêu cảm thấy lạnh, hoặc thói quen đá chăn khi ngủ của trẻ mà để chăn màn cũng như mặc quần áo nhiều cho bé. Hoặc căn phòng bị bí khí, điều hòa bị hỏng khiến nhiệt độ phòng cao hơn bình thường cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ.
Mặc nhiều quấn áo hay quấn khăn kỹ là nguyên nhân bé dễ ra mồ hôi trộm
- Ăn quá gần giờ đi ngủ: một bữa ăn với lượng thức ăn lớn, dạng thức ăn khô cứng khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn khiến cơ thể trẻ tiết mồ hôi. Vì thế có thể coi bữa ăn sát giờ ngủ đôi khi lại là ác mộng với trẻ nhỏ.
- Vấn đề hô hấp: trẻ em bị cảm lạnh hoặc bất kỳ đang gặp bất kỳ vấn đề hô hấp nào có thể có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn những người khác khi chúng cố gắng hít thở đúng cách, hay do vặn mình nhiều.
Cách phòng tránh ra mồ hôi trộm ở trẻ
Mặc dù hiện tượng đổ mồ hôi trộm sẽ dần biết mất khi trẻ lớn lên, tuy nhiên mẹ vẫn nên áp dụng những phương pháp giúp giảm thiểu chứng này, để con có giấc ngủ ngon và phát triển tốt nhất.
- Mặc quần áo phù hợp: chỉ cần một lớp quần áo là đã tốt cho trẻ em (trừ khi trời rất lạnh). Lựa chọn chất vải thoáng mát, mềm mại và thông thoáng tốt, phù hợp với làn da của trẻ.
- Đảm bảo bổ sung đủ nước cho cơ thể: nếu con bạn dễ bị đổ mồ hôi vào ban đêm, nên bổ sung lượng nước bị mất bằng cách đảm bảo chúng uống nhiều nước hoặc các chất lỏng thay thế.
- Giữ nhiệt độ phòng trong lý tưởng: duy trì nhiệt độ thoải mái và thoáng mát trong phòng của con bạn suốt đêm. Các phụ huynh nên quan tâm đến vệ sinh và bảo trì điều hòa thường xuyên tránh vi khuẩn, nấm mốc trong không khí để hạn chế ra mồ hôi trộm ở trẻ.
Giữ cho nhiệt độ phòng luôn ở mức lý tưởng để con không bị nóng đổ mồ hôi trộm
- Thời gian cho ăn trước khi đi ngủ: trẻ luôn có bữa ăn sớm để giúp tiêu hóa tốt. Luôn luôn để khoảng cách tối thiểu hai giờ để thức ăn có thể tiêu hóa và trẻ ngủ đủ giấc. Những thực phẩm tốt trước khi đi ngủ mẹ có thể tham khảo là sữa nóng, mật ong, chuối,…
- Tránh cho ăn đồ cay, nóng hay quá cứng: luôn luôn nên tránh đồ ăn cay vì chúng có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Đồng cứng khiến việc tiêu hóa trở nên khó khăn hơn, dễ khiến bé đổ mồ hôi cho hoạt động tiêu hóa quá mức.
- Vấn đề sức khỏe luôn được theo dõi sát sao: nếu bạn cảm thấy rằng vì bất kỳ lý do sức khỏe nào có thể khiến bé ra nhiều mồ hôi đêm hơn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để có cách giải quyết kịp thời đúng đắn nhất.
Chăm con chưa bao giờ là hành trình dễ dàng. Để kiểm soát vấn đề ra mồ hôi trộm ở trẻ nói riêng và chăm sóc con nói chung mẹ cần kiên nhẫn và học hỏi thêm các phương pháp khoa học nhất nhé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, lớn nhanh và hạnh phúc bên cha mẹ.