Nâng mũi cấu trúc đã và đang là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng ở Việt Nam. Đây là giải pháp cho nhiều phụ nữ muốn có dáng mũi cao và đẹp, giúp khuôn mặt cân đối và nổi bật hơn.
https://www.youtube.com/watch?v=1q0v6bgaU4s
Biến chứng nâng mũi cấu trúc bị nhiễm trùng
Thông qua nâng mũi cấu trúc, nhiều người đã có thể khắc phục các vấn đề về mũi không được như ý như mũi thấp, mũi hếch hay mũi gồ, và trong một số trường hợp, cải thiện cả chức năng hô hấp.
Tuy nhiên, nâng mũi nói chung, nâng mũi cấu trúc nói riêng đều sẽ tiềm ẩn không ít các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu không chọn lựa cơ sở thẩm mỹ uy tín cũng như bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nhiều chuyên môn và kinh nghiệm. Vậy cụ thể nâng mũi cấu trúc là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết dưới đây.
Nâng mũi cấu trúc là gì?
Trong những năm trở lại đây, nâng mũi cấu trúc trở thành phương pháp làm đẹp thu hút sự quan tâm của cả nam giới và nữ giới. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ phẫu thuật thường sử dụng vật liệu ghép nhân tạo hoặc từ cơ thể khách hàng như sụn vành tai, sụn vách ngăn, mảnh ghép tổng hợp hoặc sụn sườn để điều chỉnh hình dáng cấu trúc mũi.
Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc là ca phẫu thuật đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kỹ năng phẫu tích chính xác và thuần thục, nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật lấy sụn, ghép sụn để dựng trụ mũi, tái tạo chóp mũi bằng sụn cánh, sụn vách ngăn hay sụn sườn, sụn tai còn màng sụn, mỡ trung bì, megaderm… và đặc biệt là kinh nghiệm đánh giá sự tưới máu, nuôi dưỡng của các tổ chức mô tại vị trí ghép sụn mà lựa chọn mô ghép phù hợp nhất để có kết quả lâu dài và hạn chế tối đa các tai biến, biến chứng.
Theo ThS.BS Hồ Cao Vũ hiện đang công tác tại bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM chia sẻ phương pháp nâng mũi cấu trúc giúp nhiều người sở hữu dáng mũi tự nhiên nhưng nó cũng tồn tại không ít biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tâm lý của người nào đó nếu thực hiện nâng mũi không thành.
Cũng theo Bác sĩ Vũ, phái đẹp cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định nâng mũi cấu trúc để tránh bị nhiễm trùng, lộ sống hay mũi bị biến dạng…
Nâng mũi cấu trúc bao lâu thì ổn định?
Tâm lý của những người đi phẫu thuật thẩm mỹ nói chung và phẫu thuật nâng mũi nói riêng đều quan tâm đến vấn đề nâng mũi bao lâu thì ổn định, với nâng mũi cấu trúc cũng vậy, hầu như ai đi nâng mũi về cũng có cùng thắc mắc ‘nâng mũi cấu trúc bao lâu thì ổn định?’
Thời gian hồi phục sau nâng mũi cấu trúc của mỗi cá thể khách hàng có thể khác nhau. Tuy nhiên để quyết định việc nâng mũi cấu trúc bao lâu thì ổn định phụ thuộc phần lớn các yếu tố như kỹ thuật nâng mũi cấu trúc được áp dụng, tay nghề của bác sĩ nâng mũi cấu trúc và cuối cùng là cơ địa cũng như cách chăm sóc mũi sau nâng mũi cấu trúc của khách hàng đó, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Nhưng nói chung, nếu chăm sóc mũi một cách cẩn thận, sau khoảng 1 tháng, mũi sẽ hồi phục gần như hoàn toàn, hình dáng mũi cũng đã ổn định hơn. Dáng mũi sẽ trở nên thanh thoát, cao hơn và cánh mũi gọn gàng hơn so với trước phẫu thuật, nhưng vẫn có thể cảm nhận được sự thay đổi so với mũi tự nhiên.
Đến tuần thứ 6-7 sau phẫu thuật, mũi sẽ trở nên mềm mại hơn, trông tự nhiên và không còn dấu vết của quá trình chỉnh sửa, mang lại sự tự tin và hài lòng.
Theo Ths.Bs Hồ Cao Vũ, hiện nay có rất nhiều địa chỉ thẩm mỹ quảng cáo phương pháp nâng mũi cấu trúc với mức chi phí hợp lý nhằm thu hút sự quan tâm của phái đẹp. Do đó, mỗi người cần tìm hiểu kỹ về phương pháp phẫu thuật, lựa chọn cơ sở uy tín, chất lượng và được Bộ Y tế cấp phép hoạt động rõ ràng.
Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ cần có chứng chỉ hành nghề, kinh nghiệm trên 5 năm, chuyên môn cao trình độ cao để đảm bảo hậu phẫu đạt được kết quả nâng mũi như ý đồng thời đảm bảo các yếu tố về sức khoẻ không bị ảnh hưởng.
Nâng mũi cấu trúc duy trì được bao lâu?
Nhiều người tìm hiểu về phương pháp nâng mũi cấu trúc thường thắc mắc kết quả nâng mũi cấu trúc được bao lâu? Có nghĩa là ngoài quan tâm đến kết quả đạt được sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc, đa số khách hàng sau nâng mũi đặt sự quan tâm của mình phần lớn vào vấn đề nâng mũi cấu trúc xong thì có thể duy trì dáng mũi đẹp bao lâu?
Theo đánh giá từ các chuyên gia, kết quả sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc có thể duy trì từ 20 năm trở lên, thậm chí có thể là vĩnh viễn. Điều này phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Loại chất liệu sụn được sử dụng.
- Kinh nghiệm và tay nghề của bác sĩ thực hiện phẫu thuật.
- Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật.
- Đặc điểm cơ địa và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Do đó, việc chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín để tiến hành phẫu thuật nâng mũi theo cấu trúc là rất quan trọng. Hiện nay, thị trường có nhiều cơ sở thẩm mỹ mở cửa để đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng của khách hàng. Để giảm thiểu rủi ro và đạt được kết quả mong muốn với chiếc mũi hoàn hảo, việc lựa chọn một cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng và nhận được phản hồi tích cực từ những khách hàng đã sử dụng dịch vụ trước đó là điều cần thiết.
Sửa mũi cấu trúc bao lâu thì lành?
Theo ThS BS Vũ, biến chứng phổ biến sau phẫu thuật nâng mũi theo cấu trúc thường là sưng và bầm tím ở vùng quanh sống mũi, góc trong của mắt, phần dưới của hốc mắt và trong một số trường hợp nặng hơn, mí trên và vùng trán gần gốc mũi. Tuy nhiên, tình trạng này thường không đe dọa sức khỏe vì nó chỉ là phản ứng của cơ thể sau khi mô bị tác động. Những dấu hiệu này thường giảm đi sau khoảng 5 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật.
Các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra sau nâng mũi cấu trúc có thể gặp như: Chảy máu và tụ máu sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc, nhiễm trùng mũi, mũi bị co rút, biến dạng, lộ sống mũi, đầu mũi bị bóng đỏ, hoại tử mũi… Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ngay sau khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc trở về nhà, khách hàng nên tìm đến các bác sĩ có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật nâng mũi để thăm khám và điều trị kịp thời.
Chia sẻ của Ths.Bs Hồ Cao Vũ về 2 ca sửa mũi cấu trúc đáng nhớ nhất
Ths.Bs Hồ Cao Vũ từng tiếp nhận, điều trị và sửa mũi cấu trúc bị hư cho rất nhiều khách hàng thành công. 2 ca sửa mũi cấu trúc đáng nhớ nhất được Bác sĩ Vũ chia sẻ là:
Chị khách hàng đã nâng mũi cấu trúc đâu đó được 9 tháng tại TMV có tiếng tại Hồ Chí Minh với chi phí 45 triệu và bị nhiễm trùng, sau đó mũi có 3 cục thịt nổi trên đầu mũi và trong lỗ mũi sau thời gian dài chảy dịch.
Ngay sau phẫu thuật nâng mũi gặp tình trạng nhiễm trùng khoang đặt sóng, dịch nhiễm trùng thoát ra những vị trí mô mềm nhất tại đầu mũi, theo thời gian gây mài mòn các mô tại vị trí thoát dịch.
Trong quá trình phẫu thuật sửa mũi cấu trúc bị hư, bác sĩ Vũ tiến hành tháo sụn sống mũi, bác sĩ nhận thấy bên trong khoang có mô nhiễm trùng hoại tử, tàn phá cấu trúc trụ Alar một bên, có nhiều chỉ khâu không tan ghép 2 thanh sụn nhân tạo ở đầu mũi, vật liệu ghép không rõ nguồn gốc.
Các bước trong quá trình chỉnh mũi cấu trúc bị hỏng cho chị khách:
- Lấy sụn và vật liệu ghép.
- Làm sạch bên trong, chờ đến khi sự lành thương ổn định.
- Sau 6 tháng – 1 năm tạo hình lại mũi.
- Tổn thương ngoài da sẽ được theo dõi và xử lí ở thời điểm thích hợp.
- Nâng mũi tái cấu trúc.
Một trường hợp khác, chị khách đã từng nâng mũi cấu trúc 2 lần.
- Lần 1: Nâng mũi cấu trúc (sau thời gian đầu mũi to và cụp, sóng mũi lệch bên trái).
- Lần 2: Nâng mũi cấu trúc, sau thời gian sống mũi lệch bên trái.
Chị tìm tới Ths.Bs Hồ Cao Vũ thăm khám và tư vấn chỉnh mũi cấu trúc sau 2 lần nâng bị hỏng, bác sĩ nhận thấy mũi chị khách:
- Trụ mũi dài, chóp mũi nằm phía trước (dài) so với vị trí chuẩn.
- Sóng mũi bị nghiêng do cố định của lần mổ trước, cao nhẹ phần góc mũi.
- Mất mô nhiều ở đầu mũi, đầu mũi mỏng có hiện tượng ló sụn tai.
Phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh mũi hỏng được Ths.Bs Hồ Cao Vũ áp dụng cho ca bệnh này được tiến hành như sau:
- Rạch da theo đường mổ hở tại vị trí tiền đình mũi và trong niêm mạc mũi. Phẫu tích bộc lộ cấu trúc đầu mũi, sụn sống mũi.
- Cắt bớt mô ghép phía trước trụ mũi, dời chóp mũi về phía sau (giảm chiều dài của mũi).
- Điều chỉnh nền đặt sống mũi mới.
- Ghép màn sụn tai trên chóp mũi phía trước trụ mũi.
- Đặt lại sống mũi nhân tạo mới.
- Khâu da, niêm mạc mũi, cố định nẹp.
Sửa mũi cấu trúc bao lâu thì lành phụ thuộc phần lớn vào tay nghề và kỹ năng của bác sĩ. Theo bác sĩ Vũ chủ trương không sử dụng các chất không tan trong khi nâng mũi cấu trúc. Do đó, bác sĩ sẽ loại bỏ các chất không tan đang được sử dụng cho mũi nếu phát hiện trong quá trình phẫu thuật.
Các vật liệu để thực hiện xây dựng toàn bộ cấu trúc đầu mũi hiện nay bao gồm:
- Vách ngăn
- Vật liệu Osteomesh
- Sụn sườn
- Sụn tai
Trong đó, Osteomesh có vẻ còn khá mới mẻ đối với một số khách hàng. Đây là một loại vật liệu có khả năng tan tốt, tiêu vào cơ thể và biến thành vật liệu tự thân sau một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu khi dùng Osteomesh là hình thành một tấm tưới. Tấm lưới này hỗ trợ vấn đề xây dựng cấu trúc trong mũi. Khi lưới bo, các mô trong cơ thể kích thích tăng sinh và vật liệu này sẽ tiêu dần vào các mô.
Xem thêm video Bác sĩ Vũ phẫu thuật chỉnh mũi đã thẩm mỹ cho khách hàng tại đây:
Quan điểm thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa nâng mũi tái cấu trúc của bác sĩ Vũ là tận dụng tối đa các vật liệu có sẵn, hạn chế lấy các vật liệu mới như sụn tai, sụn sườn. Trường hợp này, nếu vách ngăn quá mỏng và cong, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sụn sườn hoặc sụn tai thêm để xử lý cho khách hàng.
Nếu vách ngăn đủ để thực hiện phẫu thuật và đảm bảo các yếu tố đã đề ra thì không cần lấy thêm sụn. Điều này không chỉ giúp khách hàng tối ưu được chi phí mà còn giúp rút ngắn thời gian nghỉ dưỡng và các nhu cầu chỉnh sửa trong tương lai của khách hàng.
Vậy là bài viết đã giúp bạn giải đáp nâng mũi cấu trúc là gì cùng với những kiến thức liên quan khác bạn cần biết. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!
LIÊN HỆ TƯ VẤN PHẪU THUẬT THẨM MỸ TẠO HÌNH
- Số điện thoại: 0911413443
- Xem video thực tế tại:https://www.youtube.com/channel/UCDxN1NeFVkBaT9wl2k4avoQ
- Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại: https://tuvanthammytaohinh.vn/tai-lieu/hinh-anh/