Trong những ngày qua, nhiều mẹ gửi tâm sự về mechamcon để mong được giải đáp thắc mắc về hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình. Đây là vấn đề khá nhiều mẹ gặp phải khi chăm con ở những tháng ngày đầu tiên của cuộc đời trẻ.
Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt là phản xạ tự nhiên
Cũng giống như việc bú, nắm tay hay nhắm mắt, bé ngủ hay giật mình trong giai đoạn sơ sinh là một phản xạ tự nhiên. Cái tên khác của phản xạ này là phản xạ Moro. Không giống như việc thức dậy vào một buổi sáng đẹp trời, khi giật mình tỉnh giấc, bé sẽ có thêm các trạng thái tỉnh giấc hoảng hốt, thậm chí là khóc thét. Hiện tượng này xảy ra nhanh chóng và đột ngột.
Quá trình diễn ra vài giây khi bé bắt đầu hít mạnh trong khi tay chân mở rộng. Tiếp theo bé kéo đầu gối lên đến ngực, cong và gập người lại. Cuối cùng bé hạ tay xuống, bắt chéo chúng và trở về tư thế của thai nhi. Kết thúc của quá trình nhiều bé sẽ nhanh chóng quay lại giấc ngủ, nhưng có bé lại hoảng hốt và bắt đầu tỉnh giấc quấy khóc.
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt
Phản xạ giật mình hoảng hốt thường chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh, biến mất vào tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 6. Phản xạ này được thiết kế để bảo vệ khi bé cảm nhận được sự nguy hiểm. Khi trẻ mới sinh những lạ lẫm và khác biệt của môi trường bên ngoài khiến bé chưa kịp thích nghi. Với những tác động bên ngoài trẻ giật mình, đưa tay lên nhưng lại không nhận thấy sự an toàn như trong tử cung mẹ làm con hoảng hốt và tỉnh giấc.
Những yếu tố bên ngoài tác động làm bé giật mình hoảng hốt:
- Bé gặp ác mộng: thường xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ REM (giai đoạn cử động mắt nhanh khi con ngủ chưa sâu), bé có nhận thấy sự rơi tự do, hoặc là một cuộc đuổi bắt làm con sợ hãi giật mình.
- Môi trường không tốt cho giấc ngủ của bé như ồn ào, xuất hiện âm thanh, ánh sáng đột ngột; phòng ngủ chật hẹp, bí bách không thoáng khí. Vì thế, hãy chuẩn bị cho bé một môi trường
- Sự va chạm bất ngờ từ bên ngoài vào bé như không may có người chạm vào, hay do côn trùng cắn. Nhiều trường hợp người thân hay thích sờ má, vỗ mông khi con ngủ cũng có thể làm trẻ sơ sinh giật mình hoảng hốt.
- Thay đổi tư thế ngủ: như mẹ đang bế rong con thì dừng lại, đặt con xuống giường,…khiến bé bị mất cân bằng cảm thấy chơi vơi và giật mình hoảng hốt.
- Con hoảng hốt giật mình khi bị đói: trẻ nhỏ rất dễ bị đói vì dạ dày còn nhỏ chỉ uống được ít sữa, mẹ không quan sát chăm sóc thì có khả năng bé sẽ bị đói và giật mình.
- Bé bị ốm như viêm đường hô hấp, khó thở, rối loạn tiêu hóa, dị ứng,… làm cơ thể trẻ mệt mỏi, tâm lý bất an hay cáu gắt. Từ đó cũng sẽ dễ bị giật mình khi ngủ và thường sẽ đi kèm với mất ngủ quấy khóc khi tỉnh dậy.
- Bé bị thiếu các dưỡng chất cần thiết điển hình là vitamin D và canxi. Trong giai đoạn trẻ sơ sinh, hầu hết dưỡng chất bé nhận được là từ sữa mẹ (một số ít khác từ sữa công thức). Nếu trẻ không chịu bú, bú rất ít, hoặc trong trường hợp mẹ ít sữa, sữa không đủ chất dinh dưỡng cũng sẽ khiến bé bị thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng.
Khi nào trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt cần được đưa khám bác sỹ
Mặc dù là phản xạ bình thường của mỗi đứa trẻ khi sinh ra nhưng nếu trẻ có biểu hiện giật mình nhiều lần trong đêm cùng với đó những triệu trứng bệnh lý như sốt, khó thở, ho,…thì mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện nhé.
Những tháng đầu tiên trong giai đoạn sơ sinh là quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ sau này. Giấc ngủ lại đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng về thể chất và tinh thần của bé. Một giấc ngủ ngon đem lại cho bé tinh thần sảng khoái, cùng với đó là hormone tăng trưởng tiết ra nhiều lần. Vì thế, giấc ngủ là rất quan trọng, giúp con ngủ lại sau khi giật mình bằng cái ôm nhẹ nhàng để vỗ về an ủi bé là những điều đơn giản mẹ có thể làm.
Trên đây là những kiến thức về tình trạng trẻ sơ sinh giật mình hoảng hốt giúp mẹ có thêm hiểu biết về cách chăm con. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh, hoạt bát và hạnh phúc bên cha mẹ.