Trẻ khó ngủ về đêm không phải là tình trạng hiếm gặp. Dẫu vậy, suy nghĩ đây là chuyện bình thường ở trẻ lại không đúng. Cùng khám phá những nguyên nhân của hiện tượng này dưới góc nhìn khoa học.
Không chỉ người lớn, trẻ em vẫn thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ ban đêm. Bé ngủ rất muộn, không chịu đi ngủ, thậm chí gắt ngủ quấy khóc với trường hợp ở trẻ sơ sinh. Khó ngủ vào ban đêm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ thiếu ngủ sẽ có nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh cảm cúm, hay nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa.
Nguyên nhân trẻ khó ngủ về đêm
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bé khó ngủ vào ban đêm. Nhiều cha mẹ chủ quan trước tình trạng này. Có một số kinh nghiệm truyền nhau khá hài hước nhưng lại chưa thực sự chính xác là do tà khí quấy nhiễm. Dẫn đến các biện pháp giúp con ngủ ngon không đạt được hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhân tác động ảnh hưởng làm bé khó ngủ về đêm
Dưới góc nhìn khoa học, trẻ khó ngủ về đêm do các nguyên nhân sau:
#1 Thói quen ngủ sai và rối loạn nhịp sinh học
Nhiều cha mẹ nghĩ sai về thời gian ngủ của con như bắt con lên giường quá sớm trong khi bé chưa thể ngủ. Lúc này cơ thể chúng chưa tiết đủ melatonin một chất điều hòa nội tiết giấc ngủ.
Rối loạn sinh học là nguyên nhân trẻ khó ngủ về đêm. Đồng hồ sinh học của bé không đồng bộ với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Trẻ sẽ khó ngủ vào ban đêm, trong khi ban ngày lại muốn ngủ quá nhiều.
Để khắc phục tình trạng này mẹ có thể giúp con điều chỉnh lại giờ sinh học phù hợp và tốt nhất cho sức khỏe của bé. Những việc có thể làm như cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ vào buổi sáng hay hoàng hôn.
#2 Căng thẳng ban ngày và lo lắng trước khi ngủ
Nếu con bạn khó ngủ, bé có thể bị căng thẳng vào ban ngày. Các Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ bị “lo lắng trước khi ngủ” có khả năng gặp vấn đề về giấc ngủ. LO lắng quá độ có thể làm tăng mức độ hormone căng thẳng, khiến trẻ cảm thấy quá tỉnh táo khi ngủ.
Vì vậy, để có giấc ngủ ngon hơn, điều quan trọng là phải giải quyết mức độ căng thẳng vào ban ngày của con bạn. Có thể bé gặp rắc rối ở nhà trẻ hay với bạn bè, hàng xóm, hay chính cha mẹ.
Những căng thẳng ban này khiến trẻ bị áp lực về đêm
Mức độ ảnh hưởng tâm lý căng thẳng có thể học từ thái độ từ cha mẹ. Những đứa trẻ sống với cha mẹ hay giận dữ đã cho thấy hoạt động tăng cao ở những vùng não xử lý căng thẳng, gây nên sự khó ngủ vào ban đêm.
#3 Sự đón nhận thụ động những kích thích từ bên ngoài
Không may khi bé bị tiếp cận các nguồn caffein gây kích thích thần kinh mà mẹ không biết. Ví dụ như ai đó cho trẻ uống nước ngọt có ga, hay đơn giản là uống trà của bố mẹ. Một số loại thực phẩm cũng có thể có chứa chất gây mất ngủ cho bé mẹ cần tránh như: thực phẩm có hàm lượng protein cao, thức ăn đóng hộp, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ,…
Bên cạnh đó, 1 số những ảnh hưởng khác từ bên ngoài khiến trẻ khó ngủ về đêm như ảnh hưởng bởi các thiết bị điện tử, môi trường bên ngoài không thuận lợi. Đơn cử như phòng ngủ của trẻ quá bí bách, không thông thoáng, âm thanh ánh sáng đột ngột, cường độ lớn cũng có thể là tác nhân gây nên tình trạng này.
#4 Bé đang bị ốm
Nhiều khi cha mẹ quên mất rằng khi bé đang gặp các vấn đề về bệnh lý sẽ khiến trẻ trở nên cáu gắt và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng mất ngủ ở trẻ nhỏ. Một số căn bệnh trẻ hay mắc phải khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi như dị ứng, cảm lạnh, rối loạn hô hấp, rối loạn tiêu hóa. Cũng giống như người lớn, trẻ em sẽ chẳng thể cảm thấy thoải mái nếu bị ốm.
Bé bị ốm khiến con cảm thấy khó khăn khi ngủ
Hơi thở bị rối loạn cũng gián tiếp ảnh hưởng đến các vấn đề của giấc ngủ. Thở khò khè, khó thở hay hơi thở yếu, không đều, bé bị hen suyễn đề là những vấn đề hơi thở rối loạn làm trẻ khó ngủ về đêm.
#5 Bé bị đói
Nghe có vẻ vô lý, nhưng đúng là như thế đấy. Ngay cả khi bé đã biết nói hay thể hiện được tâm trạng cảm xúc của mình với cha mẹ, bé vẫn có thể để cơ thể bị đói. Nhất là với những em bé dưới 1 tuổi. Thể tích dạ dày còn nhỏ dẫn đến phải ăn nhiều lần trong ngày để nạp đủ lượng thức ăn cần thiết. Đôi khi do sơ suất của cha mẹ khiến bé bị đói. Vì vậy, trẻ sẽ quấy khóc vào ban đêm mà không thể ngủ ngon giấc.
Trên đây là những lý giải khoa học về tình trạng bé khó ngủ về đêm. Hi vọng cha mẹ đã có cái nhìn đầy đủ và chính xác về tình trạng này để giúp trẻ có được giấc ngủ ngon, sâu giấc, phát triển thể chất, tinh thần toàn diện.