Giúp bé ăn ngon miệng là mong muốn của rất nhiều cha mẹ. Thế nhưng con cứ biếng ăn và ngày càng còi cọc làm cha mẹ không khỏi lo lắng. Nhưng có lẽ cha mẹ chưa biết đến những cách khắc phục đơn giản được đề cập trong bài viết dưới đây. Khéo léo một chút, cha mẹ có thể nhanh chóng khắc phục chứng biếng ăn giúp bé ngon miệng hơn.
Món ăn có sự sáng tạo giúp bé ăn ngon miệng hơn
Nhiều khi bé biếng ăn chỉ vì những món ăn không thể thú vị bằng việc được chơi hay những sự vật bé muốn khám phá. Sự mới lạ và hình thức thức đẹp mắt sẽ thu hút sự chú ý của bé, kích thích tính tò mò khám phá của trẻ nhỏ. Vì thế, mẹ hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn để trang trí món ăn theo nhiều cách khác nhau và tạo nên một thực đơn đa dạng giúp bé ăn ngon. Nhờ đó, bé ăn ngon miệng, mẹ sẽ thấy không uổng công và tâm huyết mẹ đặt vào bữa ăn của bé..
Dù vậy thì mẹ cũng không nên chuẩn bị lượng thức ăn quá lớn với nhu cầu thực tế của bé. Với một đĩa thức ăn đẹp mắt và lượng thức ăn vừa phải, bé sẽ cảm thấy hào hứng và tự tin ăn hết thức ăn một cách dễ dàng.
Thay đổi thực đơn thường xuyên giúp bé ăn ngon miệng
Nếu được thay đổi món ăn thường xuyên, bé sẽ ăn ngon miệng hơn. Ngay cả với cha mẹ, nếu cứ ăn mãi những món ăn quen thuộc ngày này qua ngày khác sẽ thấy rất ngán và không muốn ăn. Điều này với bé còn khủng khiếp hơn nhiều. Mẹ hãy chú ý hơn để biết khẩu vị và sở thích ăn uống của bé để có thể giúp bé cảm thấy hứng thú hơn với bữa ăn.
Mẹ chú ý đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho bé từ nhiều nguồn thực phẩm như hoa quả, rau củ. Đặc biệt là lượng canxi đáp ứng nhu cầu phát triển về hệ xương khớp, giúp bé có hàm răng chắc khỏe từ cá hồi, cá thu, cá ngừ, trứng, sữa,… Đừng quên đổi món thường xuyên cho bé mẹ nhé.
Sửa tư thế ngồi để giúp bé ăn ngon miệng
Ngồi ăn đúng tư thế giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt. Mẹ nên lựa chọn cho bé ghế có phần tựa sau lưng để bé có thể ngồi thẳng. Vị trí ghế bé ngồi sao cho ngang tầm với thức ăn để đảm bảo bé ăn uống thuận tiện, dễ dàng. Tư thế ngồi thích hợp sẽ hỗ trợ sự di chuyển của thức ăn trong đường ruột của bé nhanh được chuyển hóa và hấp thu. Nhờ đó, bé ít khi gặp phải chứng đầy hơi, khó tiêu hay rối loạn tiêu hóa.
Khi bé mới bắt đầu làm quen với việc ngồi ghế đúng tư thế để ăn, nhưng sau một thời gian bé dần quen, bé có hệ tiêu hóa tốt sẽ ăn ngon miệng hơn.
Không ép bé ăn
Việc ép buộc bé ăn là không nên. Khi bé không còn muốn ăn, bé mím môi hay lắc đầu từ chối thì mẹ không cần thiết phải cố dỗ bé ăn nhiều thêm. Điều này có thể tạo nên thói quen xấu cho bé, gây cản trở tiêu hóa nếu bé không thoải mái với các biểu hiện nôn trớ, khóc lóc hờn dỗi vì có cảm giác phải chịu đựng một điều không hề vui vẻ. Do đó, bé sẽ dần chán ghét việc ăn uống và không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn nữa.
Lúc này, mẹ hãy điều chỉnh lại thói quen cho bé ăn, cố gắng ghi nhớ sở thích và nhu cầu ăn uống của bé và tạo cho bé những thói quen tốt khi ăn. Tránh cho bé đi chơi rong để ăn hết thức ăn, hay dỗ bé vừa xem hoạt hình, chơi đồ chơi và vừa ăn. Đây là những thói quen xấu cần loại bỏ nếu cha mẹ không muốn tình trạng bé biếng ăn, ăn không ngon miệng khó cải thiện hơn.
Thói quen tốt giúp bé ăn ngon miệng
Có rất nhiều mẹ vô tình khiến bé ăn uống kém hơn vì thói quen cho bé xem tivi hoặc nghịch điện thoại để làm bé phân tâm sẽ ăn nhanh và nhiều hơn. Trên thực tế, cách thức này có hại nhiều hơn là có lợi. Chính vì bé mải mê xem tivi, điện thoại khiến việc ăn uống không được tập trung. Thường thì bé sẽ ngậm thức ăn rất lâu, không nhai mà nuốt chửng khi bị mẹ giục ăn nhanh. Từ đó, hệ tiêu hóa của bé sẽ gặp vấn đề, bé ăn không thấy ngon miệng nữa và dần trở nên chán ăn.
Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé ăn quà vặt nhưng cần đảm bảo thời điểm cho bé ăn vặt là sau bữa ăn chính. Mẹ nên chú ý, không nên đáp ứng bé mỗi khi bé đòi ăn quà vặt. Việc cho bé ăn bất kể giờ giấc khiến bé không cảm thấy đói, không giúp bé ăn ngon miệng. Thay vì cho bé ăn bánh kẹo, bim bim,… thì mẹ nên tăng cường cho bé ăn hoa quả, sữa,… Bé sẽ không bị dư thừa lượng đường mà cơ thể luôn được cung cấp những dưỡng chất cần thiết.
Cho bé tự ăn
Để bé tự ăn sẽ tạo nên tính tự lập trong hoạt động của riêng bé. Việc này nên được thực hiện từ khi bé chuyển sang ăn dặm. Có thể ban đầu bé chưa quen, còn lóng ngóng với thìa và bát ăn, nhưng khi bé đã quen sẽ chủ động và tập trung vào món ăn hơn. Bé sẽ tự mình khám phá, cảm nhận mùi vị và ăn ngon miệng hơn.
Ngoài ra, tùy thuộc vào độ tuổi phát triển của bé, mẹ có thế để bé cùng phụ mẹ thực hiện bữa cơm. Từ việc chơi đồ chơi làm bếp, bé có thể cùng mẹ nhặt rau, vo gạo,… Sự thích thú của bé được kích hoạt sẽ khiến bữa ăn trở nên dễ dàng và vui vẻ hơn.
Để giúp bé ăn ngon miệng, mẹ hoàn toàn có thể thực hiện được nếu chú ý đến bé nhiều hơn và đầu tư thêm một chút thời gian cho bữa ăn của bé. Hi vọng với những chia sẻ trên, bé của mẹ sẽ yêu thích tất cả những món mẹ nấu và lớn lên khỏe mạnh!