Hàng năm, có hơn 3.500 trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ chết đột ngột và bất ngờ khi đang ngủ, thường là do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hoặc tử vong do ngạt thở. Theo báo cáo chính sách và báo cáo kỹ thuật cập nhật của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), để giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh liên quan đến giấc ngủ cần giải quyết việc sử dụng giường ngủ và thêm vào các khuyến nghị về cách tạo ra một môi trường ngủ an toàn cho trẻ. Bài viết sau sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích về cách đảm bảo trẻ sơ sinh ngủ an toàn.
Làm thế nào để giữ cho em bé ngủ an toàn?
Cho đến khi bé được 1 tuổi, các bé nên ngủ với tư thế nằm ngửa trong tất cả thời gian ngủ của bé. Bởi điều này sẽ có nguy cơ tử vong vì SIDS ít hơn nhiều so với những em bé ngủ nằm trên bụng hoặc hai bên.
Một số bố mẹ lo lắng rằng em bé sẽ bị nghẹn khi nằm ngửa, nhưng giải phẫu đường thở của em bé và phản xạ bịt miệng sẽ khiến điều đó không xảy ra. Ngay cả những em bé bị trào ngược dạ dày thực quản cũng nên để bé nằm ngửa.
Trẻ sơ sinh nên được đặt da kề da với mẹ càng sớm sau khi sinh càng tốt, ít nhất là trong giờ đầu tiên. Sau đó, khi mẹ cần ngủ, em bé nên được đặt riêng trong nôi. Nếu bé gặp các vấn đề về hô hấp thì có thể để bé tạm thời nằm sấp và cần đặt bé nằm ngửa ngay sau khi vấn đề được giải quyết để chúng có thể quen với việc nằm ngửa.
Mẹ phải luôn đặt bé nằm ngửa, nhưng nếu bé thoải mái lăn cả hai chiều, thì bạn không cần phải đưa bé nằm ngửa. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng không có chăn, gối, đồ chơi nhồi bông hoặc miếng đệm xung quanh, để bé không lăn vào bất kỳ vật dụng nào, có thể gây ra tắc nghẽn luồng không khí.
Đệm ngủ của bé phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn tốt nhất. Bố mẹ nên lựa chọn sản phẩm có chứng nhận kiểm nghiệm đầy đủ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho bé
Trong 6 tháng đầu hoặc lý tưởng nhất là trong năm đầu tiên, mẹ nên đặt đệm, nôi, cũi di động trong phòng ngủ hoặc gần giường ngủ của bố mẹ. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị chia sẻ, điều này giúp giảm nguy cơ SIDS tới 50% và an toàn hơn nhiều so với việc để bé ngủ cùng giường với bố mẹ. Ngoài ra, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng cho bé ăn, chơi cùng và trông chừng bé.
Chỉ đưa bé vào giường để khi cho bé ti và khi mẹ không buồn ngủ. Đặt em bé trở lại trong không gian ngủ của bé khi bạn mẹ ngủ.
Nếu mẹ đang ở trạng thái buồn ngủ, hãy đảm bảo rằng không có gối, ga, chăn hoặc bất kỳ vật dụng nào khác có thể che mặt, đầu và cổ của bé, hoặc quá nóng cho bé. Không bao giờ đặt bé ngủ trên ghế dài, ghế sofa hoặc ghế bành. Đây là một nơi cực kỳ nguy hiểm cho bé ngủ.
Ngủ chung giường với bé không được khuyến khích, trong một số trường hợp nó còn trở nên nguy hiểm. Bố mẹ không nên ngủ chung giường với bé nếu:
- Bé nhỏ hơn 4 tháng tuổi
- Bé được sinh non hoặc bé nhẹ cân
- Bố mẹ hoặc bất kỳ người nào khác trên giường là người hút thuốc (ngay cả khi bố/mẹ không hút thuốc trên giường)
- Mẹ của bé hút thuốc trong khi mang thai;
- Bố mẹ đang uống bất kỳ loại thuốc nào có thể khiến khó thức dậy hơn
- Bố/mẹ đang uống rượu
- Bạn không phải là bố mẹ của em bé
- Bề mặt mềm lún, chẳng hạn như giường nước, nệm cũ, ghế sofa, ghế dài hoặc ghế bành
- Có giường mềm lún như gối hoặc chăn trên giường.
Giữ các đồ vật mềm lún, hoặc bất kỳ đồ vật nào có thể làm tăng nguy cơ mắc kẹt, ngạt thở hoặc siết cổ ra khỏi khu vực ngủ của em bé. Chúng bao gồm gối, mền, chăn, đồ chơi, miếng đệm hoặc các sản phẩm tương tự gắn vào thanh cũi hoặc hai bên. Nếu bố mẹ lo lắng về việc bé bị lạnh, thì có thể sử dụng quần áo ngủ cho trẻ sơ sinh, chẳng hạn như chăn có thể mặc được.
Loại chăn này rất tốt để quấn tã cho bé. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng em bé luôn nằm ngửa khi quấn tã. Không nên quấn quá chặt hoặc khiến bé khó thở hoặc di chuyển hông. Khi bé cảm thấy không thoải mái, gồng người lên, bố mẹ nên ngừng quấn tã.
Hãy thử cho một ti giả vào giờ ngủ trưa và giờ đi ngủ. Điều này giúp giảm nguy cơ SIDS, ngay cả khi ti giả rơi ra sau khi bé ngủ. Nếu đang cho con ti, hãy đợi cho đến khi việc cho con ti kết thúc trước khi cho bé ngậm ti giả.
Cách đảm bảo trẻ sơ sinh ngủ an toàn
Đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS) là một thực tế mà không bố mẹ nào muốn gặp phải. Không phải tất cả các trường hợp SIDS đều có thể được giải thích hoặc phòng ngừa, nhưng các chuyên gia cho biết, việc tuân theo các nguyên tắc ngủ an toàn này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong liên quan đến giấc ngủ của bé.
- Đặt bé nằm ngửa khi ngủ: Cho đến khi bé tròn 1 tuổi, dù bé ngủ trưa hay ngủ đêm.
- Ngủ trên bề mặt phẳng và chắc chắn: Bé nên ngủ trên một bề mặt phẳng, chắc chắn mà không xê dịch khi bé nằm trên đó. Đây có thể là một chiếc đệm, giường cũi, nôi, cũi di động với nệm và tấm cứng được thiết kế để phù hợp với sản phẩm. Không bao giờ để bé ngủ trên ghế sofa, đi văng hoặc ghế bành.
- Giữ cho bề mặt ngủ gọn gàng: Loại bỏ chăn, đồ chơi, đệm lót và bất kỳ đồ vật nào khác khỏi chỗ ngủ của bé. Những điều này làm tăng nguy cơ mắc kẹt và nghẹt thở.
- Di chuyển bé nếu cần thiết: Nếu bé ngủ trên ghế xe hơi, xe đẩy, xích đu hoặc trên bề mặt không phẳng khác, hãy di chuyển bé đến một bề mặt ngủ phẳng và chắc chắn, và đặt bé nằm ngửa càng sớm càng tốt.
- Chia sẻ phòng, nhưng không phải là giường: AAP khuyên bạn nên giữ cũi của em bé hoặc nơi ngủ khác gần giường của bạn trong ít nhất 6 tháng đầu. Nhưng đừng để bé ngủ trên giường của bạn. Nếu bé ngủ thiếp đi trong khi bạn đang cho ăn hoặc an ủi trẻ trên giường của bạn, hãy di chuyển trẻ đến giường, đệm hoặc nôi của bé.
- Cho bé ti: Đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ SIDS. Lý tưởng nhất là nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho con ti sau khi bé bắt đầu ăn dặm cho đến khi bé được ít nhất một tuổi.
- Cho con tiêm phòng đầy đủ đúng lịch cho thấy rằng có thể có tác dụng bảo vệ chống lại SIDS.
- Cho con thời gian tập Tummy time mỗi ngày rất tốt cho phát triển và vận động sau này của chúng và ngăn ngừa hội chứng đầu phẳng.
- Không sử dụng rượu, thuốc lá hoặc thuốc bất hợp pháp nào trong khi mang thai hoặc sau khi em bé được sinh ra. Điều quan trọng nhất là không ngủ chung giường với bé nếu bạn đã uống rượu hoặc uống bất kỳ loại thuốc hoặc thuốc bất hợp pháp nào có thể khiến bạn khó thức dậy hơn.
Ở giai đoạn sơ sinh, bé có thể gặp phải nhiều vấn đề khác về giấc ngủ, ăn uống, tiêu hóa, trào ngược… Khi những vấn đề này kéo dài không cải thiện, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín khám sớm, hiểu rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.