Có rất nhiều mẹ mách nhau cách chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ, tuy nhiên đâu mới là phương pháp an toàn nhất để áp dụng cho con? Hãy cùng tham khảo ngay những thông tin được cozabebe tổng hợp từ các chuyên gia Nhi khoa ngay dưới đây để có giải pháp chữa mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả nhất nhé.
Cách chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ theo lời khuyên của chuyên gia
Thông thường, các mẹ hay áp dụng các mẹo dân gian để chữa ra mồ hôi trộm cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹo này được khuyến cáo không nên áp dụng tùy tiện khi chưa tìm hiểu kỹ hoặc có lời khuyên từ các chuyên gia để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Mẹ có thể áp dụng một số cách chữa ra mồ hôi trộm theo lời khuyên của chuyên gia
Dưới đây là một số cách chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ được các chuyên gia của Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành cho các mẹ khi chăm sóc con nhỏ:
- Luôn giữ cơ thể bé mát mẻ: Trong trường hợp phòng ngủ của bé có điều hòa mẹ cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi cho con. Đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp, có thể sử dụng chiếc chăn mỏng để đắp cho bé.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Dinh dưỡng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc ra mồ hôi trộm ở trẻ. Nếu mẹ cho bé ăn nhiều loại thực phẩm có tính nóng sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt và ra nhiều mồ hôi hơn. Vì vậy, mẹ nên bổ sung thêm trong thực đơn hàng ngày các món ăn như rau củ, hoa quả và một số loại thảo dược.
- Bổ sung đầy đủ vitamin: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị thiếu hụt canxi hoặc vitamin D, do vậy mẹ nên chú ý để bổ sung khi cần thiết. Thường xuyên tắm nắng buổi sớm là cách bổ sung vitamin hiệu quả, an toàn nhất giúp tăng cường sức đề kháng và làm cơ xương của bé chắc khỏe hơn.
Mẹ không nên tự ý bổ sung vitamin D khi thấy bé ra mồ hôi trộm và cần có lời khuyên hay chỉ định của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Phân biệt ra mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ
Trẻ bị ra mồ hôi trộm có thể do 2 yếu tố cơ bản là sinh lý và bệnh lý. Lúc này mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé để biết cách phân biệt và đưa ra giải pháp kịp thời. Để phân biệt giữa mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý, mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
Mồ hôi trộm sinh lý ở trẻ
Nhiều trẻ đổ mồ hôi trộm là do quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn người lớn, vì vậy cơ thể sẽ sinh nhiệt và đổ mồ hôi trộm. Điều này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bé ổn định hơn, nếu để ý mẹ sẽ thấy mồ hôi thường ra nhiều ở các vùng như đầu, cổ và khoảng 1 tiếng sau khi ngủ sẽ tự hết. Trẻ bị ra mồ hôi trộm thường vẫn ăn, ngủ bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy mẹ sẽ không cần quá lo lắng khi thấy hiện tượng này ở con.
Mẹ cần phân biệt được mồ hôi trộm sinh lý và mồ trộm bệnh lý để có giải pháp khắc phục hợp lý cho con
Ra mồ hôi trộm bệnh lý
Thông thường, các trẻ sinh non, thiếu cân, đang trong giai đoạn điều trị bệnh lý hoặc các trẻ bị còi xương, thiếu vitamin D,… thường dễ ra mồ hôi trộm do cơ thể suy kiệt, sức đề kháng kém. Lúc này, trẻ có các triệu chứng như khó thở, sốt, ho, người mệt mỏi và không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của bé, trẻ sẽ bị chậm lớn, chậm tăng cân và giảm khả năng nhận thức so với các trẻ khác.
Trong bất kỳ trường hợp nào mẹ cũng không nên tự ý tìm cách chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ mà chưa có lời khuyên hay chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi rất có thể bé đang mắc một số bệnh lý mà mẹ không thể nắm bắt được.
Ngoài ra, nếu thấy con hay đổ mồ hôi trộm, mẹ có thể làm những việc cần thiết như sau:
- Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, sử dụng những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi
- Không cho trẻ vui chơi, hoạt động quá mức để cơ thể không mất nhiều năng lượng, giảm khả năng sinh nhiệt
- Bổ sung các loại thực phẩm tươi mát như rau, củ, hoa quả, các loại nước uống giàu dinh dưỡng để làm mát cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho bé
- Cho con đi khám sức khỏe định kỳ, bổ sung các dưỡng chất cần thiết theo chỉ định
Trên đây là một số thông tin về cách chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ mẹ có thể tham khảo để chăm sóc bé tốt hơn. Nếu thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về sức khỏe, mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh việc tự ý áp dụng các mẹo lạ dân gian được truyền miệng.