Giấc ngủ của trẻ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất tinh thần của bé. Một giấc ngủ chất lượng giúp trẻ tiết ra hormone tăng trưởng GH gấp 4 lần bình thường và hình thành tế bào mới. Nhất là với trẻ sơ sinh, khi vừa ra khỏi bụng mẹ, bé có thể ngủ từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên lại có những vấn đề nảy sinh trong quá trình đó. Tiêu biểu là hiện tượng bé sơ sinh ngủ hay giật mình làm gián đoạn giấc ngủ, nhiều khi còn là tỉnh dậy quấy khóc.
Bé sơ sinh ngủ hay giật mình là hiện tượng bình thường.
Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh là một phản xạ tự nhiên (hay còn được gọi là phản xạ moro). Khi mới rời bụng mẹ, sức khác biệt giữa môi trường an toàn được bao bọc với thế giới rộng lớn bên ngoài dễ làm bé cảm thấy hụt hẫng. Trong khi ngủ, khi có những kích thích từ môi trường bên ngoài như tiếng động đột ngột, thay đổi chiều cao, tư thế ngủ, bé đói, ướt tã, hay mơ thấy ác mộng đều làm con giật mình khi ngủ.
Quá trình giật mình chỉ diễn ra trong vài giây, bé bắt đầu căng người, giơ tay lên và xòe rộng ra bên ngoài, đầu gối cùng lúc cong lên, sau đó tay nắm chặt và đưa về trước người, ngang ngực. Điều này giống như việc cảm nhận thấy sự mất an toàn và muốn đưa tay lên bảo vệ bản thân mình. Thường phản xạ bé sơ sinh ngủ hay giật mình sẽ biến mất tầm tháng thứ 5, thứ 6 nên mẹ cũng không cần lo lắng quá.
Một số trẻ có thể ngủ lại ngay, số khác tỉnh dậy, quấy khóc khi giật mình
Một số bé sau khi giật mình sẽ ngủ ngủ lại rất nhanh, số khác lại không như vậy. Bé bắt đầu căng thẳng quấy khóc và không thể ngủ lại. Vì thế, phản xạ giật mình cũng tác động lớn đến chất lượng giấc ngủ của con trẻ. Bên cạnh đó, nếu giật mình thường xuyên đi kèm với một số triệu chứng khác như khó thở, thở khò khè, ho, ra mồ hôi trộm,…thì cũng là dấu hiệu bệnh lý đáng báo động. Mẹ cần quan sát và lưu tâm điều này để kịp thời xử lý tốt.
Những giải pháp giúp giảm thiểu tình trạng bé sơ sinh ngủ hay giật mình
- Quấn khăn, tã cho con khi đi ngủ
Nhiều người không biết về tác dụng của việc quấn khăn, tã cho bé đi ngủ. Đây cũng giống như một cách làm “ổ” cho bé. Khi phản ứng giật mình diễn ra, tay chân khua khoắng trong không gian rộng làm bé thấy sợ hãi mà tỉnh giấc. Giúp con cảm nhận sự an toàn từ việc quấn chăn, cũng giống như đang được bao bọc trong lòng mẹ để bé an tâm và quay lại giấc ngủ dễ hơn. Tuy nhiên, mẹ lưu ý chọn những chất liệu chăn, tã thân thiện, không quấn quá chặt và kiểm tra thường xuyên xem bé đã “tè” ra hay chưa để con thoải mái nhất khi ngủ.
Quấn chăn, tã cho bé là cách giúp con cảm thấy an toàn khi gặp các tác nhân gây giật mình
- Cho bé môi trường hoàn hảo nhất
Đừng để những nguyên nhân về môi trường sống có thể khắc phục này ảnh hưởng đến trẻ. Một căn phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng hợp lý, thoáng mát, sạch sẽ là những gì con cần để có giấc ngủ ngon. Hãy chú ý đến chú chó nhà bạn, một tiếng sủa bâng quơ cũng có thể làm con yêu giật mình tỉnh giấc. Cả mùi của căn phòng cũng sẽ ảnh hưởng đến trẻ, bé cũng nhạy cảm với những mùi hương khác nhau như người lớn. Vì thế luôn giữ cho căn phòng sạch sẽ và thoáng mát để giúp giảm thiểu tình trạng bé sơ sinh ngủ hay giật mình nhé.
- Thay đổi cách dỗ em bé ngủ
Bé có thể giật mình khi bị thay đổi tư thế hoặc cảm giác mất cân bằng độ cao. Vì vậy, khi đặt em bé xuống giường hãy đưa từ từ, cố gắng giữ bé càng sát với thân mình càng tốt. Lúc này con sẽ có cảm giác gần cha mẹ hơn, bớt đi nỗi sợ.
- Đừng để con bị đói khi đi ngủ và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ
Trẻ sơ sinh dạ dày rất nhỏ, trong tháng đầu tiên mỗi lần chỉ bú được khoảng 60 ml. Vì thế con cũng rất nhanh đói. Nhiều cha mẹ ít để ý đến chuyện này, không cho con bú trước khi đi ngủ hoặc không đánh thức con giật để cho bú khiến con bị đói mà giật mình tỉnh giấc.
Bên cạnh đó việc giật mình cũng có thể xuất hiện khi bé bị thiếu vitamin D và canxi. Trong trường hợp này con sẽ có thêm một vài dấu hiệu khác như ra mồ hôi trộm, tóc rụng vành khăn sau đầu. Chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng cho bé, với trẻ sơ sinh, dinh dưỡng nhận được chủ yếu qua sữa mẹ, mẹ cố gắng ăn uống bồi bổ đủ chất để có sữa tốt cho bé. Sau khoảng 10 ngày tuổi, con có thể được tắm nắng lần đầu tiên. Mẹ cho bé tắm nắng thường xuyên để giúp bé hấp thụ vitamin D tốt nhất. Tuy nhiên những nguyên tắc khi tắm nắng cũng không được bỏ qua mẹ nhé.
LƯU Ý: nếu tình trạng giật mình khi ngủ đi kèm với các biểu hiện bệnh lý thì mẹ nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để bác sỹ thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất cho con nhé.
Phụ huynh nào cũng muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, mẹ hãy kiên nhẫn kết hợp các phương pháp trên để giúp trẻ hẹn chế tình trạng bé sơ sinh ngủ hay giật mình để có được những giấc ngủ ngon và phát triển toàn diện nhé. Chúc các bé luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thông minh.