Dù mẹ đã bỏ cả thời gian lẫn công sức để nấu những món ăn dặm bổ dưỡng cho con, nhưng bé luôn phải ứng lại bằng cách lắc đầu hay ngậm mãi không chịu nuốt. Thất vọng, bực bội, lo lắng và mệt mỏi là những cung bậc cảm xúc của mẹ khi bé nhất quyết không chịu ăn. Vậy bé không chịu ăn dặm phải làm sao? Cách xử lý là gì?
Khi trẻ được 6 tháng tuổi, chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Hơn nữa cũng để giúp hệ tiêu hóa của trẻ được hoàn thiện nhờ việc tiêu hóa thức ăn lỏng bên cạnh việc bú sữa mẹ. Tuy nhiên không ít trường hợp các bé không chịu hợp tác ăn dặm, hoặc có thể là hôm trước ăn ngon miệng nhưng hôm sau lại kiên quyết lắc đầu.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến bé không ăn dặm và 6 cách để giải quyết tình trạng này.
Nguyên nhân khiến bé không chịu ăn?
Có nhiều nguyên nhân khiến bé chống đối với việc ăn dặm, đó có thể là do cách chế biến món ăn của mẹ hoặc đơn giản hơn là dụng cụ ăn gây nhàm chán
Một số bà mẹ luôn thắc mắc bé không chịu ăn dặm phải làm sao? Chính tâm lý sốt ruột của mẹ lại là rào cản khiến việc ăn uống của bé trở nên khó khăn hơn. Bất kỳ vấn đề gì cũng vậy, muốn tìm ra cách giải quyết thì phải hiểu rõ nguyên nhân của sự việc. Loại trừ đi nguyên nhân ốm bệnh và mọc răng thì đây là những nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm:
- Bé chỉ thích sữa mẹ nên không quan tâm đến thức ăn nào khác
- Thức ăn quá cứng hoặc quá mềm, hay đúng hơn là không phù hợp với tháng tuổi của bé
- Thực đơn nhàm chán
- Dụng cụ ăn dặm (thìa/muỗng, đĩa) không phù hợp
- Bé đang chơi vui hoặc chưa thấy đói
- Bé không thích hoặc chưa quen với việc ngồi ăn trên ghế
Bé không ăn dặm phải làm sao?
Từ lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng và kinh nghiệm thực tế của các mẹ đã có con trải qua độ tuổi ăn dặm, dưới đây là 6 cách hữu hiệu giúp bé cải thiện tình trạng lười ăn dặm.
Món ăn dặm theo công thức tiêu chuẩn
Khi nấu các món cho bé, mẹ thường muốn thay đổi công thức để làm tăng tính hấp dẫn của thực đơn. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ bé vẫn đang trong giai đoạn tập làm quen với thức ăn dặm và cần thời gian để thích nghi. Hãy cứ nấu theo công thức tiêu chuẩn để bé thực sự quen thuộc với khẩu vị này rồi mới dần thay đổi để tìm theo kiểu món ăn mà bé thích.
Với những bé mới tập ăn dặm được 1-2 tháng, mẹ chỉ nên nấu ăn theo công thức tiêu chuẩn để bé từ từ thích nghi
Quay lại giai đoạn ăn dặm trước
Bé đang quen với thức ăn trong một giai đoạn, khi mẹ đổi sang giai đoạn mới bé sẽ cảm thấy lạ lẫm và khó thích nghi. Lúc này hãy quay lại các món ăn ở giai đoạn trước, vì đã quen các các món ăn cũ nên bé sẽ hứng thú ăn hơn.
Đổi mới dụng cụ ăn dặm của bé
Bé không chịu ăn dặm phải làm sao? Bé sẽ cảm thấy nhàm chán với việc ăn đi ăn lại một dụng cụ muỗng, chén, đĩa hết ngày này đến ngày khác. Mẹ nên sắm cho bé ít nhất 2 bộ dụng cụ ăn khác nhau để đổi mới về thị giác cho bé.
Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn bằng thìa gỗ hoặc nhựa thay vì chất liệu inox. Vì những chiếc thìa kim loại thường dẫn nhiệt tốt, dễ khiến bé bị bỏng khi tiếp xúc với miệng.
Mẹ cũng cần chú ý thêm về kích thước thìa, bởi miệng của bé sẽ lớn dần theo thời gian nên hãy chọn loại thìa có kích thước phù hợp.
Thay đổi món ăn dặm cho phù hợp
Trẻ nhỏ cũng cần đổi mới thực đơn như người lớn, đừng nấu những món ăn kiểu cho có rồi bắt ép bé ăn bằng hết. Hãy đổi mới thực đơn liên tục và học cách chế biến bằng nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Việc này cũng giúp bé được bổ sung nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe bé. Thêm vào đó, cách bày trí món ăn theo những hình thù thú vị cũng dễ kích thích thị giác của trẻ.
Mẹ cần tích cực chế biến nhiều món ăn dặm khác nhau để bữa ăn không trở nên nhàm chán với những thực đơn quen thuộc
Để bé được tham gia bữa ăn cùng gia đình
Một mâm cơm có đầy đủ với các thành viên trong gia đình chắc chắc sẽ hứng thú hơn nhiều việc phải ngồi ăn hết đĩa thức ăn một mình. Hơn nữa, khi được hòa nhập bữa ăn với mọi người trong nhà bé sẽ càng ý thức được ăn uống là nhiệm vụ mà mỗi thành viên trong gia đình đều cần hoàn thành.
Cho bé được chứng kiến quá trình chế biến thức ăn
Đây là một trong những cách tốt nhất nhằm khắc phục tình trạng bé không chịu ăn dặm. Khi được quan sát quá trình chế biến và ngửi thấy mùi vị của những món ăn, chắc chắn sẽ làm tăng sự quan tâm, thích thú của bé với món ăn. Khi mẹ vừa nấu xong, hãy cho bé nếm thử một chút để kích thích sự thèm ăn của bé.
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp mẹ tìm được câu trả lời cho thắc mắc bé không chịu ăn dặm phải làm sao? Dẫu biết rằng, con lười ăn và ăn ngậm luôn là vấn đề khiến mẹ khó chịu, thậm chí bực bội, nhưng hãy kiên trì và dùng thái độ mềm mỏng để biến mỗi giờ ăn thành một hoạt động trải nghiệm và khám phá đầy thú vị đối với bé. Chúc mẹ sớm tìm ra giải pháp thích hợp để bé ăn ngon, luôn khỏe mạnh.