Bé 1 tháng tuổi hay vặn mình là biểu hiện sinh lý rất đỗi bình thường khi bé chỉ vặn mình, kèm theo đó là đỏ mặt rồi tự biến mất trong vài phút. Nếu không phải là vấn đề nghiêm trọng thì tình trạng vặn mình này sẽ biến mất trong 3 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý đến các biểu hiện đi kèm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân khiến bé 1 tháng tuổi hay vặn mình
Tình trạng bé 1 tháng tuổi hay vặn mình sẽ thực sự cần lo lắng khi nó đi kèm với một số biểu hiện dưới đây:
- Trẻ trằn trọc khó vào giấc hoặc hay giật mình giữa đêm, thời gian ngủ dưới 15 tiếng một ngày
- Trẻ thường xuyên quấy khóc vào ban đêm
- Ra mồ hôi trộm khi ngủ, hay trớ sữa, nấc cụt và rụng tóc vành khăn, chậm tăng cân trong 3 tháng đầu sau sinh
Đó là các dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu vitamin D hoặc thiếu canxi. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng càng sớm càng tốt, kẻo dẫn đến nguy cơ còi xương suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ sau này.
Bé 1 tháng tuổi hay vặn mình có thể do nguyên nhân bệnh lý và cả nguyên nhân sinh lý
Ngoài nguyên nhân bệnh lý, bé 1 tháng tuổi hay vặn mình cũng có thể là do tã ướt, bé đi ngủ khi còn đói hoặc quá no, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, tiếng ồn từ môi trường xung quanh,…
Những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh sau đây chắc chắn sẽ giúp mẹ khắc phục tình trạng hay vặn mình khi ngủ của bé. Thế nhưng, các cách này chỉ hiệu quả trong trường hợp trẻ đang phát triển tốt và có một sức khỏe bình thường. Còn giả sử trẻ vặn mình do bệnh lý thì mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể để được chữa trị kịp thời.
Mẹo chữa trị bé 1 tháng tuổi hay vặn mình
Giúp bé cảm thấy dễ chịu
- Nếu bé trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình khi ngủ thì mẹ hãy giúp phòng ngủ của bé trở nên yên tĩnh hơn. Ngoài ra mẹ cũng có thể giúp bé yên tâm và cảm thấy an toàn hơn bằng cách vuốt ve, xoa lưng, ôm nhẹ bé vào lòng hay hát ru.
- Nếu bé bị ọc sữa, nôn trớ, mẹ hãy thay đổi tư thế cho bé bú bằng cách để mẹ ngồi thẳng và nâng đầu bé cao hơn với thân người khi bú. Mẹ cũng không nên đặt bé nằm ngủ khi vừa mới bú xong.
- Đánh lạc hướng sự chú ý của bé sang một điều gì đó, ví dụ như cho bé cầm đồ chơi hay nhìn một con vật, sự việc thú vị nào đó.
Đó đều là những mẹo chữa vặn mình cho bé tức thời và khá đơn giản mà mẹ có thể áp dụng đầu tiên.
Thay đổi cách chăm sóc
Kiểm tra những bộ quần áo bé đang mặc có gây bí, ngứa ngáy hay khó chịu không. Một bộ đồ với chất vải thoáng mát, mềm mại và rộng rãi chắc chắn sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
Thường xuyên vệ sinh, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm và cả những món đồ chơi của bé để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ, không gây ngứa hay khó chịu cho bé. Hơn nữa mẹ cũng cần đảm bảo bé luôn được ngủ với chiếc tã sạch sẽ, khô thoáng.
Thường xuyên vệ sinh, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm và cả những món đồ chơi của bé
Đảm bảo một thực đơn cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế việc ăn quá nhiều đạm hay đồ dầu mỡ. Vì hệ tiêu hóa của bé 1 tháng tuổi còn quá non nớt nên chỉ cần mẹ ăn thức ăn lạ hay dư thừa chất cũng sẽ khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu và hay vặn mình khi ngủ.
Khi bé 1 tháng tuổi hay vặn mình thì một trong những điều mà mẹ nên chú ý thay đổi là điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ ở mức vừa phải (từ 27 – 30 độ C), bổ sung thêm máy tạo độ ẩm để tránh việc không khí bị khô gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.
Tắm nắng
Mẹ hãy cho bé tắm nắng mỗi ngày để bổ sung vitamin D. Thời gian tắm nắng thích hợp nhất là trước 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Vào mùa đông thì mẹ có thể cho bé tắm trước 10 giờ sáng và sau 3 giờ chiều. Chú ý cho bé tắm nắng ở những nơi kín gió để bé không bị cảm lạnh.
Trên đây là những mẹo hữu ích giúp hạn chế tình trạng bé 1 tháng tuổi hay vặn mình. Chắc chắn khi áp dụng những cách này bé yêu của mẹ sẽ có một giấc ngủ ngon và sâu hơn, đem lại sự an tâm cho mẹ và cả gia đình.