Cơ thể con người được phát triển trên một bộ khung gồm 206 cái xương hợp thành. Những xương này tác động như những đòn bẩy làm cho cơ bắp co giãn được nhờ đó mới có cử động; cương bao quanh và bảo vệ cơ quan sinh tồn nhờ phần đầu, ngực và bụng.
Hình thù của từng cái xương đã hình thành ngay từ lúc lọt lòng. Xương ở cánh tay đứa trẻ được cấu tạo bởi các vùng sụn và xương. Trong tiến trình đứa trẻ phát triển xương được phát triển dần hoàn thiện từ những phần sụn. Vào tuổi thanh niên quá trình phát triển đã hoàn tất và các xương đã cứng.
Quá trình hình thành
Trong phôi thai xương phát triển từ lớp trung bì và phát triển qua 3 giai đoạn: màng, sụn và xương (trừ xương vòm sọ và một vài xương mặt không qua giai đoạn sụn và một phần xương sườn cho đến già vẫn ở tình trạng sụn). Bộ xương màng ở người hình thành vào tháng thứ nhất của bào thai. Màng biến thành sụn vào đầu tháng thứ hai và được thay thế dần bằng xương ở cuối tháng này của phôi.
Xương bao gồm có một thân ống ở giữa với hai đầu, với hình thể riêng. Ở xương trưởng thành, thân và hai đầu có cấu trúc cứng, ở giữa có lõi mềm chứa tủy xương. Ở các em bé sơ sinh phần lớn các xương được tạo nên bằng chất liệu mềm, dễ uốn nắn, gọi là sụn, va một khi trẻ phát triển, sụn này dần dần biến thành xương – qua một tiến trình gọi là tiến trình cốt hóa. Trong giai đoạn đầu của tuổi ấu thơ, thân ống là xương cứng còn hai đầu phần lớn vẫn là sụn mềm. Khi trẻ bước vào tuổi niên thiếu, Xương cứng mới hình thành ở hai đầu, nối liền với xương ở thân ống và quá trình phát triển của xương kết thúc. Do vậy trong suốt thời thơ ấy xương ở cơ thể trẻ em khá là mềm vì vậy nên mới xẩy ra những vị “gãy cành tươi” – nơi xương cong đúng hơn là gẫy.
Sau khi đẻ quá trình hoá xương còn tiếp tục cho đến khi hết lớn (khoảng 25 tuần và phát triển thành 2 giai đoạn: giai đoạn đầu từ lúc đẻ đến lúc dậy thì hệ xương phát triển mạnh hơn hệ cơ; giai đoạn 2 từ tuổi dậy thì về sau hệ xương phát triển chậm hơn hệ cơ.
Cấu tạo
Mỗi xương gồm một thân ống và hai đầu. Ống xương được cấu tạo bởi chất xương cứng (hay đặc) ở giữa có phần lõi mềm gọi là tủy xương. Đa số các tế bào trong máu được hình thành trong tủy xương – đặc biệt la các xương lớn như xương ống đùi chẳng hạn. Hai đầu xưng được hình thành bằng xương xốp và được bao quanh bởi sụn để tạo thành lớp đệm đối với xương kế.
Tiến trình phát triển của xương
Hình thù của từng cái xương đã hình thành ngay từ lúc lọt lòng. Xương ở cánh tay đứa trẻ được cấu tạo bởi các vùng sụn và xương. Trong tiến trình đứa trẻ phát triển xương được phát triển dần hoàn thiện từ những phần sụn. Vào tuổi thanh niên quá trình phát triển đã hoàn tất và các xương đã cứng.
Quy luật phát triển của xương
- Quy luật tuổi dậy thì: trước tuổi dậy thì xương phát triển chiều dài, sau tuổi dậy thì xương phát triển chiều dầy.
- Quy luật dãn cách: có sự phát triển không đồng đều về chiều dài và độ dầy hoặc 2 xương gần nhau một phát triển, một tạm dừng, chúng thay đổi nhau.
- Quy luật tỷ lệ: tuổi nhỏ đến 6 tuổi: 4 – 6 cm/năm; 6 – 15 tuổi: 7cm/năm; 15 – 25 tuổi: dài > dầy.
- Quy luật bất đối xứng: hai xương như nhau (tay phải và trái) xương nào hoạt động nhiều thì phát triển nhiều hơn.
Sự tái tạo xương
Khi xương gãy, giữa nơi gãy sẽ hình thành khối tổ chức liên kết do màng xương, cân cơ, mạch máu tuỷ xương và hệ thống havers. Tổ chức liên kết này ngấm vôi theo kiểu cốt hoá trực tiếp (cốt hoá màng) và làm lành xương. Do đó khi mổ kết hợp xương không được lấy đi màng xương và các tổ chức xương vụn, vì đây là nguồn cung cấp calci để tạo sự cốt hoá. Ngược lại khi cắt đoạn xương phải nạo màng xương để tránh hiện tượng tái tạo xương.
Xương có nhiều chức năng quan trọng. Xương là một chất sống, nó dự trữ muối khoáng. Xương phát triển nhờ các yếu tố: Bên trong là độ PH, nồng độ các chất trong máu như P++, Ca++, các vitamin và các kích tố nội tiết. Bên ngoài là chế độ luyện tập ăn uống….
Các khớp xương
Các xương riêng lẻ của một bộ xương được nối với nhau bởi các khớp xương và các khớp này được giữ cho dính liền với nhau bởi các dải mô xơ bền chắc, gọi là dây chằng. Có nhiều kiểu khớp xương khác nhau: Khớp cố định, khớp cử động một phần, và khớp có cử động tự do. Các khớp cố định thì không cử động được; các khớp cử động một phần cho phép có tác động nhẹ; các khớp cử động tự do cho phép có tác động về nhiều hướng, và ở đây người ta phân biệt hai kiểu khác nhau – kiểu khớp bản lề và kiều khớp quả cầu và ổ tròn.
Trẻ lớn lên theo chiều cao khi các xương của cháu phát triển dài ra. Sức tăng trưởng này không diễn ra trên toàn bộ chiều dài của cái xương mà chủ yếu là ở hai đầu xương. Sự tăng trưởng xẩy ra từ từ trong suốt thời thơ ấu. Tuy nhiên đến tuổi dậy thì, con trai và con gái đều bộc phát lớn hẳn lên. Với con gái hiện tượng này thường bắt đầu vào lúc cháu được 11 tuổi, còn con trai thì khoảng 1 năm sau. Con gái thường ngừng phát triển chiều cao khi đến 18 tuổi; còn con trai thì vẫn tiếp tục cao lên trong 1 hay 2 năm nữa, điều này phần nào giải thích là tại sao chiều cao trung bình ở con trai lại thường lớn hơn con gái.