Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe của bé. Bé được ngủ đủ giấc sẽ có một tinh thần khỏe mạnh và ít quấy khóc, đòi mẹ
Ngày 1: Tạo thói quen hằng ngày cho bé
Nhiều bé ngủ ngày và đêm lẫn lộn, ngủ trưa trong thời gian dài vào buổi chiều và thức dậy chơi lúc phải đi ngủ. Nhưng hôm nay bạn sẽ điều chỉnh điều đó. Tiến sĩ John Herman, Giám đốc Trung tâm rối loạn giấc ngủ tại Trung tâm Y tế trẻ em Dallas cho biết: “Nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng trẻ sơ sinh có thể được dạy để nhận biết sự khác biệt giữa ngày và đêm ngay từ đầu.”
Trước tiên, bạn cần tập thói quen đánh thức bé dậy sớm cùng một lúc mỗi ngày. Để nôi bé gần cửa sổ và kéo màn chắn lên. Theo tiến sĩ Herman “Ánh sáng tự nhiên giúp trẻ tổ chức các nhịp sinh học của bé.” Việc để cho trẻ ngủ trưa với những màn chắn được kéo lên trên cũng đẩy mạnh quá trình này. Ông giải thích “Nếu bé thức dậy từ một giấc ngủ trưa vào ban ngày, bé hiểu đó là thời gian để thức dậy. Nếu bé thức giấc vào ban đêm trong bóng tối, bé sẽ học cách tiếp tục ngủ.”
Tiếp đó, bạn cần tập cho trẻ bắt đầu những thói quen nhẹ vào ban đêm, chẳng hạn như buổi tối, bạn nên thay đồ ngủ cho bé, đặt bé vào nôi, mở đèn ngủ. Trước khi đặt bé vào nôi, bạn có thể đọc một câu chuyện hoặc hát một bài hát, giúp cơ và hệ thống cảm giác của bé dịu lại.
Ngày 2: Tập luyện giúp bé ngủ ngon hơn
Hôm nay bạn sẽ dựa trên những thói quen phù hợp mà bạn đã bắt đầu cho bé từ hôm qua để giúp bé ngủ ngon hơn. Nếu trẻ vẫn còn đòi bú đêm, điều đó có thể là một thời gian tốt để nhấn mạnh sự khác nhau giữa ngày đêm. Bạn hãy vẫn cho bé ăn nhưng với ánh sáng dịu. Bạn có thể làm mọi thứ nhưng tránh kích thích bé. Cho bé ăn vào ban ngày, bạn có thể hát, chọc ghẹo bé. Vì vậy bé bắt đầu nhận thấy sự khác biệt.
Tiếp tục chú ý cẩn thận với những gì giúp xoa dịu bé vào buổi tối. Tắm có thể làm bé cảm thấy êm dịu và tiếp thêm sinh lực. Tiến sĩ Carl Johnson, một nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu giấc ngủ nhi khoa tại Đại học Central Michigan, Mount Pleasant thì cho rằng “Bạn nên thêm vào một chút âm thanh”. Tiếng o o của máy quạt hay máy điều hoà, hoặc đài phát thanh có thể thiết lập các hoạt động tĩnh cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể giảm âm thanh ngay từ khi bé bắt đầu đi vào giấc ngủ.
Ngày 3: Bé bắt đầu khóc
Bạn phải tự rèn luyện mình: Tối nay bạn sẽ đặt bé vào trong nôi, khi bé vẫn còn thức. Nếu bé ngủ thiếp đi trên ngực bạn trong khi đang bú thì bây giờ bạn hãy đánh thức bé, cho bé biết rằng bé vẫn còn thức khi được đặt vào nôi. Dĩ nhiên bé sẽ khóc nhiều hay ít ngay sau đó. Nhưng cứ yên tâm, sau khi khóc lả bé sẽ ngủ.
Bạn cũng không nên lo lắng về việc để cho bé khóc. Trong thực tế, quá trình này diễn ra rất sớm đối với trẻ sơ sinh. Theo tiến sĩ Schaefer “Đối với trẻ 5 hoặc 6 tháng tuổi, bé khó chịu hơn bởi vì bạn đã thay đổi quy định của bé”. Mặt khác, bé 3 tháng tuổi chỉ biết các thói quen mà bạn tạo ra. Và trẻ sơ sinh dưới 5 tháng thường khóc kéo dài 15 hoặc 20 phút. Nếu có chuyện gì xảy ra, bạn nên ghé mắt đến bé thường xuyên và chắc rằng lúc nào bạn cũng ở ngay đó trong 5 phút đầu của đêm đầu tiên. Nhưng chỉ là lén kiểm tra bé: không bật đèn, không bế bé ra khỏi nôi, không cho bé ngậm núm vú giả.
Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe của bé. Bé được ngủ đủ giấc sẽ có một tinh thần khỏe mạnh và ít quấy khóc, đòi mẹ
Ngày 4: Cứng rắn để giúp bé ngủ ngon hơn
Đêm qua thật dài. Hy vọng tối nay sẽ cải thiện hơn. Bé sẽ sớm nhận ra rằng khóc cũng không mang lại kết quả gì. Khi bé chống cự, bạn lại kéo dài thời gian tác động ra mỗi 10 phút. Nếu chuyện gì xảy ra đi nữa, đừng chịu thua. “Nếu bạn không quyết tâm, bé sẽ được nước,và ngày mai bé sẽ khóc nhiều hơn.”
Ngày 5: Bé ổn định
Mỗi bé chỉ mất khoảng 3 đến 5 ngày để làm quen với phương pháp này, nên đêm nay sẽ là một đêm tuyệt vời. Nếu bé vẫn chưa chịu quen, kéo dài thời gian của bạn ra 15 phút. Một số em bé cần sự đảm bảo là bạn phải ghé mắt đến bé thường xuyên, nhưng số khác thích được chọc ghẹo một lúc. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang thúc đẩy phản ứng của bé mỗi khi bạn đi và bạn có thể tránh xa bé thì bạn nên làm vậy. Chỉ cần nhìn bé qua khe cửa.
Vấn đề khác thường xuyên xảy ra là việc cho bé bú đêm. Hầu hết trẻ đểu được cho bú đêm khi 3 hoặc 4 tháng tuổi. Vì thế bạn không thể dứt cữ của bé ngay được mà phải từ từ : Ôm nhưng không hát cho bé nghe, không để ánh sáng vào, ngay cả trong thời gian thay tã, và đặt bé vào nôi ngay. Đối với những bé có cân nặng hơn 6kg thực sự có nhu cầu ăn đêm ít hơn, nên bé có khả năng bỏ được thói quen ăn đêm. Những bé nặng cân hơn thường hay thức đêm vì cho bé uống sữa quá mức. Và nếu bạn cho uống sữa quá mức, bé sẽ tiểu nhiều ban đêm làm ướt tã, và sẽ làm bé thức giấc.”
Ngày 6: Bé ngủ thẳng giấc
Nghe hạnh phúc thật! Nhưng bạn nên ghé qua phòng bé thường xuyên để kiểm tra bé. Cứ thư giãn! Bận một bộ đồ ngủ ấm áp cho bé, do đó bạn không cần phải lo lắng. Bây giờ bạn đã đạt được những tiến bộ rất nhiều, không nên phá hỏng nó bằng cách vội vã quá nhanh. Hãy để bé tự làm dịu chính mình. Bạn cũng cần phải thư giãn để bạn có thể đi vào giấc ngủ.
Ngày 7: Bạn có thể ngủ ngon lành
Hãy khen ngợi chính mình. Bạn đã không chỉ lấy lại giấc ngủ cho bạn mà còn cho bé một món quà quan trọng: Thói quen ngủ tốt cũng quan trọng như vệ sinh sạch sẽ làm bé vui. Dù bé ngủ ngon thì vẫn có vấn đề xảy ra sau này, bạn nên áp dụng cách này bất cứ khi nào cần tới. Bé sẽ phản ứng lại nhưng ít khó khăn hơn ở lần thứ hai vì bé đã nắm rõ nguyên tắc.