Ngoại trừ nguyên nhân do bệnh lý, những trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa thông thường đều có thể được cải thiện, nhờ thay đổi một vài thói quen nhỏ khi cho bé ti.
Bé sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi ti, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi “dư thừa” này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ hay nôn trớ sữa sau khi ti. Hiện tượng này khá phổ biến. Để giảm tình trạng này, mẹ cần thay đổi cách cho ăn và lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt của bé và gia đình
Chia nhỏ khẩu phần của bé
So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Để tránh tình trạng “phun trào”, thay vì cho bé ti quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho ti nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.
Không để bé nằm ngay sau khi bú sữa
Trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang ti mẹ. Nếu lúc này, mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng nôn trớ rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay. Tốt nhất, mẹ nên tìm cách cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.
Cho bé bú đúng cách
Có thể mẹ không biết, nhưng cách mẹ cho bé ti cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Với những bé ti mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé ti nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến bé bị nôn trớ. Tương tự, những bé ti bình không đúng cách sẽ “hút” vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.
Để tránh tình trạng này, khi cho bé ti mẹ, mẹ chỉ nên cho bé ti từ từ, tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với bé ti bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, không để khí “len lỏi” vào dạ dày bé.
Tư thế ngủ đúng cho bé
Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà cũng có thể cải thiện phần nào nguy cơ bị trào ngược. Mẹ có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 15 độ, chính độ nghiêng này sẽ giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc bé ngủ.
Đệm ngủ đúng tư thế và chống trào ngược Coza Baby Bed được thiết kế với góc nghiêng 12-15 độ chống hiện tượng trào ngược sữa ở bé, giúp hệ hô hấp của bé tốt hơn.
Hơn nữa, với độ lõm nhẹ ở phần đầu ngăn ngừa hiện tượng bẹo đầu – Chống đầu ngắn (Hội chứng đầu phẳng)
Đệm được thiết kế theo cấu trúc xương của bé giúp bé ngũ đúng tư thế, không bị cong vẹo cột sống, vẹo cổ
Nói “không” với khói thuốc
Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé cưng tăng tiết a-xit trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên cố gắng hạn chế, không cho bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc.
Bổ sung canxi cho bé
Nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.
Khi nào nên đưa con tới thăm khám?
Nếu đã thử hết những cách trên, nhưng tình trạng nôn trớ của bé vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám.
Trong một vài trường hợp, nôn trớ đi kèm với một vài dấu hiệu bất thường như trẻ không tăng cân, sốt, ho dai dẳng, khóc thét từng cơn, đại tiện phân nhầy máu hoặc 3-5 ngày không đại tiện kèm theo chướng bụng có thể do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, như rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, lồng ruột…thì việc đi khám ngay là vô cùng cần thiết để tìm giải pháp, đảm bảo an toàn cho bé.